Thị trường chứng khoán:
Hãy đề phòng nguy cơ bong bóng vỡ
C
hỉ số VN-Index vào trung tuần tháng 1/2007 đã đạt mức cao kỷ lục là
1.023,05 điểm. Ông Dominic Scriven, Giám đốc Quỹ Dragon Capital, một
quỹ đầu tư rất năng động trên thị trường chứng khoán Việt Nam, phát biểu
trên báo Tuổi Trẻ ngày 22/1/2007 rằng: “thị trường đang phát triển hơi
nóng, xét về mặt trung hạn, giá chứng khoán cứ tăng chưa chắc là hay vì thị
trường đã vượt quá giá trị thực tế” và khuyến cáo “mỗi nhà đầu tư nên suy
nghĩ, tính toán thật kỹ và phải tự biết điều chỉnh mức độ rủi ro mà họ có thể
chịu đựng được vì có thể thị trường không thể tăng mãi”. Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Lê Đức Thúy cũng nhận xét “Nếu cá nhân tôi khi định đầu
tư vào thị trường (chứng khoán) thì cũng nhận thấy có những yếu tố không
phản ánh đúng thực với giá trị của nó, những yếu tố ảo”. Hai người, một là
nhà đầu tư nước ngoài chuyên nghiệp, một là nhà lãnh đạo hệ thống tiền tệ
quốc gia, đã có những nhận xét giống nhau: Giá chứng khoán hiện nay trên
thị trường không phản ánh đúng giá trị thực tế của nó.
Tuy nhiên, không vì những nhận xét đó mà thị trường chứng khoán kém
sôi động. Không phải đến bây giờ mới có những lời cảnh báo từ nhiều phía
về tình trạng tăng trưởng có vẻ “bong bóng” thị trường. Thực tế của thị
trường cho thấy trong tình trạng nóng sốt hiện nay, sự dè dặt đồng nghĩa
với sự bỏ lỡ các cơ hội làm giàu. Giá cổ phiếu trên thị trường chính thức và
trên thị trường OTC đều tăng mạnh trong thời gian gần đây và chưa có dấu
hiệu đi xuống. Những tay đầu cơ mạo hiểm đã trúng lớn trong những cú
đánh quả của họ. Hiện tượng này đã tạo nên hiệu ứng bầy đàn và như kinh
nghiệm tại nhiều nước cho thấy, không khí lạc quan và hiệu ứng bầy đàn
chỉ có thể kết thúc bằng một thảm họa. Và đó chính là điều không mong
muốn nhất của những nhà quản lý kinh tế vĩ mô. Cái giá phải trả cho sự sụp