GIẤC MƠ HÓA RỒNG - Trang 192

Nông dân Việt Nam:

Những trở ngại trên con đường làm giàu

C

on đường phát triển kinh tế tiến đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa

của một nước chỉ bền vững khi dựa trên cơ sở vững chắc của sự gia tăng ổn
định năng suất nông nghiệp và sự sung túc của khu vực nông thôn. Điều
này đã được chứng nghiệm trong lý thuyết phát triển kinh tế và trên thực tế
tại các nước công nghiệp phát triển. Sự thịnh vượng nông nghiệp, sự giàu
có của nông dân sẽ thúc đẩy tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nguồn
lao động dồi dào trước đây bị chôn chân trong khu vực nông nghiệp sẽ
được huấn luyện và chuyển dịch sang phục vụ cho sự bành trướng mạnh
mẽ của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Các đô thị cũ được mở rộng, các
đô thị mới được xây dựng tại vùng nông thôn nghèo nàn trước đây. Hạ tầng
cơ sở cho sự giàu có bắt đầu hình thành, nền kinh tế chuyển động và tiến về
phía trước với tốc độ nhanh hơn.

Tuy nhiên đó không phải là một con đường ngắn và dễ dàng. Nhiều nước

đã phải trải qua nhiều thập kỷ hoặc cả thế kỷ để đi qua con đường đó.
Những quốc gia thành công là những quốc gia giải tỏa được những trở ngại
cố hữu của một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu bằng những chính sách
đúng đắn nhằm khắc phục các khiếm khuyết từng là nguyên nhân chặn
đứng sự phát triển nông nghiệp trong một thời gian dài.

Chẳng hạn, một tương quan giá cả (terms of trade) bất lợi cho nông

nghiệp mà nhiều nhà hoạch định chính sách kinh tế thường cho là một giải
pháp “tình thế”, một “giá phải trả” nhằm giúp công nhân đượcăn gạo với
giá rẻ và nhờ vậy sẽ có điều kiện để tích lũy năng lực cho sự nghiệp phát
triển công nghiệp nội địa, trên thực tế chỉ mang lại sự trì trệ và lạc hậu
không những cho nông nghiệp mà còn cho cả công nghiệp. Nông dân bán
gạo với giá rẻ không thể nào mua hàng công nghiệp với giá cao, khiến cả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.