Văn hóa tiến cử
N
hiều sử gia tin rằng sự thịnh suy hưng phế của các quốc gia, các triều
đại xưa nay đều do con người tạo nên, không phải do mệnh trời hay do lẽ
tuần hoàn của tạo hóa. Vẫn biết hết hè thì sang thu, đông tàn rồi xuân thịnh
nhưng lịch sử nhân loại có nhiều bằng chứng cho thấy rằng khi nào nhân tài
xuất hiện đông đảo và được trọng dụng thì quốc gia thịnh trị, còn khi thiếu
vắng nhân tài, quốc gia suy vong. Trong Bình Ngô Đại Cáo, nhà chiến lược
Nguyễn Trãi đã khẳng định nước ta là một nước văn hiến, không lúc nào
không có bậc hiền tài “dẫu yếu mạnh có lúc khác nhau, song hào kiệt đời
nào cũng có”, nhưng ông cũng phải thừa nhận khi vận mệnh đất nước lâm
nguy, lãnh thổ bị xâm lược, quả thật là cũng có lúc “tuấn kiệt như sao buổi
sớm, nhân tài như lá mùa thu”. Do vậy, phát hiện và trọng dụng nhân tài
luôn là nền tảng của mọi quốc sách nhân sự của mọi triều đại, mọi quốc
gia, đến nỗi các vị vua chúa thời trước luôn được giáo dục để tin rằng trong
đạo trị quốc có ba điềm chẳng lành lớn nhất, đó là: “có người hiền tài mà
không biết, biết mà không dùng, dùng mà không tín nhiệm”. Còn đối với
các bậc trung thần, họ luôn tâm niệm rằng: “làm hại hiền tài, họa đến ba
đời; vùi lấp hiền tài thì mình bị hại; đố kỵ với hiền tài thì danh tiếng không
toàn vẹn; tiến cử hiền tài là để phúc đức cho con cháu.”
Mỗi quốc gia, mỗi triều đại có tầm nhìn lâu dài đều muốn xây dựng một
chế độ giáo dục và một hệ thống thi cử tốt nhằm đào tạo và tuyển chọn
người giỏi. Một hệ thống giáo dục phổ cập, thi cử công bằng là một phương
thức tuyển dụng dân chủ và khách quan, tạo cơ hội tiến thân cho người có
năng lực dù xuất thân quyền quý hay nghèo khổ. Nhưng phương thức tuyển
dụng bằng khoa cử thường có xu hướng trở thành hình thức, chọn bằng cấp
chứ không chọn nhân tài. Chương trình đào tạo càng ngày càng nặng về cái
học từ chương, bảo thủ, sưu tầm kinh điển mà không khuyến khích tiến bộ,
sáng tạo. Vì thế, đỗ trạng nguyên, tiến sĩ không chắc đã là học giỏi, học
giỏi chưa chắc đã làm giỏi. Nền văn hóa thiên về khoa bảng, học vị khiến