GIẤC MỘNG CHÂU Á CỦA TRUNG QUỐC - Trang 195

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and
International Studies) ở Washington năm 2015 cho thấy các máy nạo vét
Trung Quốc hút trầm tích khỏi đáy biển và đổ lên những bờ cát trước đây
chìm dưới biển.

5*

Ở rạn san hô Chữ thập (Fiery Cross Reef), hòn đảo có ý

nghĩa về mặt chiến lược nhất đối với Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa, họ
đã xây các cơ sở cảng khẩu, lắp đặt nhiều radar và làm một đường băng đủ
dài để đáp những chiếc phi cơ vận tải lớn. Mặc dù Bắc Kinh xác quyết hầu
hết công trình này đều dùng cho mục đích dân sự, nhưng họ rõ ràng có ý
tăng cường lực lượng hải quân và không quân. Họ còn thừa nhận rằng họ
cần có thế phòng thủ mạnh hơn tại quần đảo Trường Sa chính vì quần đảo
này nằm quá xa Trung Quốc đại lục.

6*

Ðối với các nước láng giềng của Trung Quốc ở Ðông Nam Á, hành vi

của Trung Quốc ở Biển Ðông chung quy là chính sách hiển hiện về chủ
nghĩa bành trướng. Tại đây, “Giấc mộng Trung Quốc” vốn được Tập Cận
Bình ca tụng nhiều lần trông gần giống như một cơn ác mộng. Vào tháng
Hai năm 2016, Lầu Năm Góc của Hoa Kỳ xác nhận rằng Trung Quốc trước
đó đã triển khai nhiều tên lửa đất-đối-không ở đảo Phú Lâm, và rất hiếm
quan sát viên nào ngạc nhiên nếu Trung Quốc cũng đặt tên lửa ở quần đảo
Trường Sa.

7*

Lo sợ trước tình hình quân sự hóa gia tăng ở Biển Ðông,

Washington đã theo phía các nước tuyên xưng chủ quyền còn lại trong vụ
tranh chấp này. Họ thường xuyên cảnh báo Bắc Kinh về những hành động
“gây hấn”, và đã giong nhiều chiến hạm đến gần các đảo đang tranh chấp.
Cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino liên tục so sánh việc Trung
Quốc bành trướng trong khu vực với việc bành trướng của Ðức hồi thập
niên 1930.

8*

“Y như đất đai nước Ðức làm nên tiền tuyến quân sự của

Chiến tranh Lạnh”, theo lời cảnh báo của Robert Kaplan, một tác giả và
phân tích gia an ninh từng cố vấn cho Lầu Năm Góc, “vùng Biển Ðông có
thể làm nên một tiền tuyến quân sự của nhiều thập niên sắp tới đây”.

9*

Năm 1975, Ðặng Tiểu Bình đơn phương cho rằng các hòn đảo ở vùng

Biển Ðông đã “thuộc về Trung Quốc từ thời thượng cổ”. Kể từ lúc ấy,
những lời này đã xuất hiện trong vô vàn những bản văn chính thức để ủng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.