như không có thành tích ấn tượng gì về việc theo đuổi tinh thần lợi kỉ mang
tính khai minh (enlightened self-interest)
Thậm chí một số cố vấn chính sách đối ngoại của chính Trung Quốc
còn cảnh báo rằng việc bành trướng phạm vi kinh tế của nước này sẽ gây ra
phản ứng mạnh mẽ trong người dân (các quốc gia khác), như đã từng xảy
ra ở Myanmar và Sri Lanka. Các công ty Trung Quốc, đa phần là doanh
nghiệp nhà nước, vốn có nhiều điều tiếng trong chuyện hoạt động mà gần
như không để tâm đến các vấn đề nhạy cảm ở địa phương – bất kể đó là
chuyện đưa công nhân Trung Quốc vào hay chuyện gây hại môi trường. Họ
hài lòng khi cộng tác với giới đầu não địa phương và các viên chức nắm
quyền không qua bầu cử (unelected official)
, nhưng lại kém thạo hơn
nhiều trong việc ứng phó với xã hội dân sự. Cách làm đó có thể hiệu quả
trong lúc các đối tác được ưu ái vẫn còn đương nhiệm, làn gió chính trị
dịch dời thường làm hỏng các khoản đầu tư lớn ở nước ngoài, và sẽ tiếp tục
như vậy.
Trung Quốc sẽ nỗ lực hòng thuyết phục được phần lớn công chúng
châu Á rằng họ có ý định tốt. Họ được nhìn nhận bằng con mắt khá thiện
chí ở Pakistan, Malaysia và Indonesia, theo Khảo sát Nghiên cứu Pew về
các thái độ toàn cầu; nhưng những cái nhìn này lại phức tạp hơn nhiều ở
Philippines và Ấn Ðộ, Việt Nam và Nhật.
chuyện kể (anecdotal evidence) ở Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan và
khu vực Viễn Ðông Nga (Russian Far East) cho thấy người dân hãy còn đó
nỗi sợ Trung Quốc “xâm lược”, được dung dưỡng bằng kí ức và những
năm tháng lịch sử. Mặc dù những nước này sẽ vui lòng chấp nhận đầu tư
Trung Quốc, nhưng nỗi sợ này cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây nên phản
kháng.
Thực tế là Trung Quốc sẽ càng hiện diện rõ rệt hơn nhiều ở khắp châu
Á trong nhiều thập niên sắp tới. Khi các công ty Trung Quốc mở rộng sang
các thị trường mới và hàng triệu người Trung Quốc sẽ ra hải ngoại tìm việc
làm, Bắc Kinh sẽ lâm vào cảnh bị liên tục lôi vào cái hiện thực rối rắm của
chính trường ngoại quốc. Ðiều này lần đầu tiên trở nên rõ ràng vào mùa