GIẤC MỘNG CHÂU Á CỦA TRUNG QUỐC - Trang 227

xuân năm 2011 – không phải ở châu Á, mà ở Bắc Phi. Khi tình trạng rối
loạn trùm lên Libya, Trung Quốc đã di tản hơn 35.000 công nhân Trung
Quốc bằng phi cơ, tàu, xe buýt và xe tải. Họ biểu quyết ở Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc cho việc chế tài Muammar Gaddafi vì tội đối xử tệ bạc với
người dân Trung Quốc, và đồng thuận với giải pháp thứ nhì vốn kết cuộc
dẫn tới sự thay đổi chế độ do NATO bảo trợ.

4*

Sự can thiệp bất điển hình của Bắc Kinh trong nhà nước ngoại quốc đã

phản ứng một thực tế bất khoan nhượng: 75 công ty Trung Quốc trước đó
đã đầu tư, theo ước tính, 18,8 tỉ đô-la Mỹ ở Libya, và họ phải bảo vệ cả
công dân lẫn tài sản của mình. Truất phế một lãnh đạo độc tài của nước
khác không phải là chuyện mà giới lãnh đạo của chính Trung Quốc xem
nhẹ, vì những lí do hiển nhiên; nhưng những sự kiện ở Libya khiến họ
không còn lựa chọn nào khác. Không khó hình dung một khủng hoảng ở
châu Á sẽ cần đến sự can thiệp tương tự. Tính quyết đoán gia tăng của
Trung Quốc không chỉ là việc chuyển dời ý thức hệ do họ hướng đến việc
khôi phục vinh quang quốc gia: đó là kết cuộc cần thiết cho việc bành
trướng phạm vi thương mại và chiến lược.

Trung Quốc đã có ước tính khoảng 5 triệu quốc dân sống ở hải ngoại,

nhưng những nhu cầu (về nhân lực) đối với nhà nước Trung Quốc sẽ cứ
tăng lên khi Sáng kiến Vành đai và Con đường tiến triển. Pakistan, nơi
Trung Quốc đã cam kết cấp tiền cho những khoản đầu tư khổng lồ, chính là
nguy cơ an ninh lớn nhất. “Các công dân Trung Quốc đang bị sát hại, và
thêm nhiều người nữa sẽ bị sát hại”, theo cảnh báo của David Sedney, cựu
Phó Trợ lí Bộ trưởng Quốc phòng chuyên trách khu vực Afghanistan,
Pakistan và Trung Á, người cố vấn cho chính quyền Trung Quốc về chiến
lược ở khu vực đó.

5*

Islamabad đang huấn luyện một sư đoàn an ninh đặc

biệt với hàng nghìn lính canh để bảo vệ quốc dân Trung Quốc làm việc cho
dự án “Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan”, một trong những dự án
lớn nhất nối kết với Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa. Nhưng Bắc Kinh
sợ tình hình bất an ninh sẽ tràn qua biên giới sang khu vực mà Trung Quốc
khó quản thúc được là Tân Cương. Ở Pakistan, cũng như ở Afghanistan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.