Trung Quốc trong việc tạo nên phạm vi ảnh hưởng của chính họ ở khắp
châu Á. Và khi chấp nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc là chuyện không
tránh được, hướng hành động an toàn nhất chính là thuận theo Trung Quốc
trong giới hạn cơ cấu an ninh khu vực vốn đã được tu chỉnh lại. Chuyện
Trung Quốc có chấp nhận sự thỏa hiệp như thế không là một vấn đề khác,
và phần nhiều sẽ phụ thuộc vào những ưu thế tương đối của cả hai bên
trong nhiều thập niên sắp tới. Nhưng khi Trung Quốc theo đuổi tầm nhìn
phục hưng quốc gia của họ, một thứ gì đó cần phải được bỏ đi. Nếu không,
“Giấc mộng Trung Quốc” có thể biến đổi một cách bi kịch thành cơn ác
mộng Á châu.
“Enlightened self-interest” là một khái niệm được Alexis de
Tocqueville bàn thảo trong cuốn sách trứ danh Democracy in America (bản
Việt ngữ mang tên Nền dân trị Mỹ, do Phạm Toàn dịch, Bùi Văn Nam Sơn
hiệu đính). Trong tác phẩm của mình, Tocqueville không dùng chữ như
trên, mà dùng chữ “self-interest rightly understood (lợi ích riêng được nhận
thức đúng)”. Khái niệm này, nôm na, chỉ đến sự việc nhiều người hiệp lại
cùng nhau trong các hội đoàn, giúp nhau thúc đẩy lợi ích của tập thể, rồi
qua đó phục vụ cho lợi ích riêng của chính mỗi người – ND.
Ở đây tác giả ý nói các viên chức được chính quyền sở tại chỉ
định, chứ không thông qua bầu cử – ND.
Nguyên gốc: trade follows the flag, ý chỉ chuyện các nước thuộc
địa sẽ giúp xúc tiến mậu dịch ở nước mẹ. Cụm này bắt nguồn từ một quán
lệ rằng các nước mẹ thường hay cắm cờ của họ ở mọi nước thuộc địa mà họ
thâu tóm được – ND.
Nguyên gốc: Chinese Raj. Ở đây có ý so sánh với British Raj (sự
cai trị của Nữ hoàng Anh đối với tiểu lục địa Ấn Ðộ) – ND.