trội ngay ở sân sau nhà mình. Sau “bách niên quốc sỉ”, duy chỉ “Giấc mộng
châu Á” mới có thể mang lại tự tôn và tự trọng cho quốc gia này.
với Trung Quốc, đó là một viễn kiến vinh quang – và một viễn kiến có
những ngụ ý to lớn đối với tương lai của châu Á.
Chính sách “chủ động tích cực” của Trung Quốc sẽ vận hành ra sao?
Trước tiên, nó cần tra dầu vào các bánh xe thương mại và đầu tư. Sự trỗi
dậy của Trung Quốc ở châu Á có cơ sở dựa trên một thực tế giản đơn: Nền
kinh tế khổng lồ tại nước này, ước tính 10,9 nghìn tỉ đô-la Mỹ vào năm
2015, lớn hơn các nền kinh tế khác ở Ðông Bắc Á và Ðông Nam Á gộp
lại.
Cỗ máy đầy uy lực này đã thúc đẩy sự phát triển khu vực trong ít
nhất một phần tư thế kỉ. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của đa
số các nước ở châu Á, bao gồm hầu hết các nước ở khu vực lân cận. Ðiều
này giúp Trung Quốc có được tác động lớn lao về kinh tế.
Mục tiêu tiếp theo của Trung Quốc là gia tăng đầu tư trong khu vực,
một điều mà Trung Quốc vẫn chưa thống lĩnh. Ví dụ ở Ðông Nam Á, cả
EU và Nhật đều có phần đầu tư nhiều hơn. Ðây là một thất bại mà sau đó sẽ
được điều chỉnh bằng “Sáng kiến Vành đai và Con đường”, còn được biết
với tên “Nhất đới nhất lộ”, hay “Con đường Tơ lụa mới”. Sáng kiến này
miêu tả hai dự án cực kì tham vọng nhằm cải thiện tính nối kết ở châu Á và
xa hơn nữa. Ở đất liền, “Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa” cho thấy viễn
cảnh về một cơ sở hạ tầng mới cho đường vận tải và việc xây dựng các
hành lang công nghiệp trải khắp vùng Trung Á cho đến Trung Ðông và
châu Âu. Trên mặt biển, “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỉ 21” sẽ khích lệ
việc đầu tư ở các cảng và các tuyến đường mậu dịch mới xuyên qua Biển
Ðông (South China Sea) và Ấn Ðộ Dương. Sáng kiến này sẽ được hậu
thuẫn bằng thế lực tài chính: Hai ngân hàng chính sách của Trung Quốc –
Ngân hàng Phát triển Quốc gia và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc
– đã cho vay tiền ở châu Á nhiều hơn Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng
Phát triển Châu Á gộp lại. Bằng cách tài trợ cho đường bộ, đường sắt, cảng
khẩu và các tuyến điện năng ở những khu vực chậm phát triển ở châu Á,