tích quân sự Ấn Ðộ lập luận rằng Trung Quốc cố tình xâu một “chuỗi trân
châu” xuyên qua Ấn Ðộ Dương – mặc dù một số nỗi sợ kiểu này đã được
cường điệu lên. (Xem Chương 5)
Sự hiện diện của Trung Quốc ở Ấn Ðộ Dương làm dấy lên những mối
lo ngại ở Ấn Ðộ về việc sức mạnh kinh tế của họ đã chuyển dịch thành uy
lực quân sự nhanh đến cỡ nào. Giới lãnh đạo Trung Quốc kiên quyết cho
rằng họ không phải, và chưa bao giờ, là một thế lực bành trướng. Ðây là
cách đọc lịch sử có chọn lọc kĩ càng: Vương triều Trung Quốc đã phát triển
nhờ sự bành trướng của nhà nước Trung Hoa vượt ra ngoài khu đất trọng
yếu của người Hán dọc sông Hoàng Hà. Hơn nữa, từ khi thành lập năm
1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã chiếm Tây Tạng và thuộc địa hóa
Tân Cương. Nhưng quả thật rằng nhìn chung từ bấy đến nay Trung Quốc
đã dính vào những biên cương đó, mặc dù cũng có những cuộc đột kích
nhỏ vào Việt Nam và lãnh thổ do Ấn Ðộ cai quản.
Lời cảnh báo quan trọng là hành vi gần đây của Trung Quốc ở vùng
Biển Hoa Ðông và Biển Ðông, tại đó họ táo tợn tuyên bố quyền sở hữu
những khu vực rộng lớn thuộc vùng lãnh thổ nằm ngoài vùng biên cương
của họ. Tuyên bố đó gặp phải sự phản đối, giận dữ và cả sợ hãi, đặc biệt ở
Nhật, Việt Nam và Philippines. Trung Quốc đã phủ nhận những nỗ lực
đường dài của mình nhằm tạo dựng một hình ảnh tích cực ở Ðông Nam Á,
đưa ra những điều hư ngụy trong lối ngoại giao “đôi bên cùng có lợi (win –
win)” được họ liên tục chào mời. Những nỗ lực của Trung Quốc trong việc
hiện diện ở Biển Ðông, chứng tỏ giờ đây Trung Quốc đã đủ tự tin để vươn
cơ bắp của mình qua bên kia biên giới. Khi Trung Quốc kiên quyết tạo
dựng quân lực mạnh mẽ, họ đang quân sự hóa khu vực, kéo Hoa Kỳ vào
cuộc tranh đụng này. Chiến tranh vẫn là điều không khả dĩ, nhưng hành vi
của Trung Quốc đang làm tăng lên những nỗi oán hận từ xưa, thậm chí sẽ
đẩy Việt Nam đến gần hơn với Hoa Kỳ. (Xem Chương 6)
Khẳng định kiên quyết của Trung Quốc về quyền sở hữu lãnh thổ là
chuyện xoay quanh hai điều: tự vệ và vinh hiển quốc gia. Khả năng tự vệ
và định hình số phận của riêng mình là điều trọng tâm trong “Giấc mộng