ống khắp khu vực nên được ưu tiên cho các nhà lập chính sách của khu
vực”.
Không nơi đâu mà thực tế này hiện rõ ra hơn Campuchia, nước nghèo
nhất Ðông Nam Á xét trên cơ sở mỗi đầu người (per capita). Ở đây Trung
Quốc và Nhật đều dấn vào cuộc chiến tài trợ cơ sở hạ tầng, được vũ trang
bằng sổ chi phiếu (chequebook) và thiết bị xây dựng.
Penh, hai cây cầu sóng đôi cao vút nằm trên con sông nhánh của dòng
Mekong hùng vĩ. Cây cầu đầu tiên xây năm 1966 như một món quà của
người Nhật. Năm 2014, một kết cấu song song được khai trương, đây là
thành quả của Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (China Bridge and Road
Corporation)
với khoản vay mềm từ Ngân hàng XNK. Khi Trung Quốc
dựng nên Sáng kiến Vành đai và Con đường, Nhật và những đồng minh đa
phương của họ phản ứng bằng cách bơm thêm nguồn tài trợ phát triển của
chính họ. Vào tháng Tư năm 2015, một cây cầu mới ngoạn mục đã mở ra
60km xuôi dòng từ Phnom Penh – do Nhật xây dựng và tài trợ, với sự hỗ
trợ của ADB.
Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ứng sớm. Nhật đã đầu tư 56 tỉ đô-la ở
các nước ASEAN trong giai đoạn 2012 – 2013, hơn gấp đôi con số 22 tỉ
đô-la của Trung Quốc. Các thành viên EU còn đầu tư nhiều hơn, với mức
75 tỉ đô-la. Nhưng ở một số nước Á châu nhất định, bao gồm Campuchia,
Trung Quốc tới nay đã là nhà đầu tư ngoại quốc lớn nhất. Trong tầm hơn
một thập niên tới, khi Sáng kiến Vành đai và Con đường có được đà chạy,
Bắc Kinh hi vọng tầm ảnh hưởng của họ sẽ lan rộng. Ðể đạt mục đích này,
họ cũng tăng cường viện trợ – các khoản trợ cấp và cho vay được thực hiện
ở mức lãi suất tối thiểu. Ở Ðông Nam Á, Nhật là nhà quyên trợ phóng
khoáng nhất, xem viện trợ như là một phương tiện trọng yếu nhằm duy trì
phạm vi ảnh hưởng trong khu vực. Trung Quốc vẫn còn tụt sau một
khoảng, nhưng họ đang nhanh chóng tăng cường mức đóng góp của mình.
Năm 2013, họ chi tiêu 7 tỉ đô-la cho công tác viện trợ toàn cầu, xếp thứ sáu,
theo số liệu của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế).