GIẤC MỘNG CHÂU Á CỦA TRUNG QUỐC - Trang 55

Lo lắng trước động thái phô trương uy quyền về tài chính của Trung

Quốc, Tokyo đã tăng tốc cho các hoạt động tương tự. “Kế hoạch Hợp tác
Phát triển (Development Cooperation Charter)”, công bố vào tháng Hai
năm 2015, tuyên bố rằng viện trợ phải được nhắm đến việc bảo vệ quốc lợi
của Nhật. Lần đầu tiên họ cũng phải tìm cách thiết lập nên nền “pháp trị
(rule of law)” và “dân chủ hóa (democratization)”.

39*

Tiếp theo bản kế

hoạch này là bản tường trình về viện trợ ngoại quốc, trong đó tuyên bố rõ
rằng Nhật cần phải tạo dựng những mối ràng buộc mạnh mẽ hơn với
ASEAN để bảo đảm an ninh quốc gia khi đối diện với mức ảnh hưởng ngày
càng tăng trong khu vực của Trung Quốc.

40*

Cuối cùng, vào tháng Năm

năm 2015, Thủ tướng Abe Shinzō thông cáo rằng Nhật sẽ cung ứng số tiền
khổng lồ 110 tỉ đô-la trong hơn năm năm cho các dự án cơ sở hạ tầng “chất
lượng cao” ở châu Á – một phản hồi mang tính phê bình trực diện đối với
việc thiết lập AIIB, một tổ chức mà giới phê bình sợ rằng sẽ tài trợ cho việc
xây dựng bất minh của Trung Quốc.

41*

Một nửa nguồn quỹ của Nhật sẽ

được chi tiêu theo thể thức song phương, và một nửa để cộng tác với ADB.

Hứa hẹn của Nhật cho việc cung cấp cơ sở hạ tầng “chất lượng cao”

không phải là lời huênh hoang vu vơ. Cách Phnom Penh một giờ về phía
Ðông, tọa lạc trên con đường cao tốc tấp nập đến Thành phố Hồ Chí Minh,
cây cầu Neak Loeung tráng lệ đã cho thấy cuộc chiến tài chính giữa Trung
Quốc và Nhật có thể làm lợi cho khu vực Á châu kém phát triển. Lướt bên
trên dòng Mekong, công trình dài 2km này được mở ra chỉ sáu tháng sau
khi Trung Quốc xây dựng cây cầu khiêm nhường hơn ở thủ đô Campuchia.
Ðược xây dựng bằng khoản tài trợ 130 triệu đô-la Mỹ từ Nhật, cây cầu đã
loại bỏ tuyến chuyên chở bằng phà mà trước đó đã tạo nên thế thắt cổ chai
cho dòng xe cộ lưu chuyển giữa hai thành phố. Vào những ngày tấp nập,
các loại xe phải xếp hàng đến tận bảy hoặc tám giờ, hơn gấp đôi thời giờ di
chuyển trên đường. ADB xem cây cầu này là đường liên kết cần yếu trong
việc tạo lập một “Hành lang kinh tế phía Nam” nằm giữa Thái Lan và Việt
Nam – một khu vực then chốt trong chương trình phát triển của Tiểu vùng
Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion).

42*

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.