động thái hối lộ về mặt địa chính trị. Hơn nữa, để các khoản đầu tư được
thành công ở những khu vực thiếu ổn định trên thế giới, Bắc Kinh cần nghĩ
lại chính sách của mình trong việc chào mời những khoản cho vay đối với
các chính phủ có mức tham nhũng lớn. Từ Zambia đến Liberia, Nam Sudan
đến Myanmar, chính sách của Trung Quốc trong việc hợp tác với những
chính quyền này đã tạo tác dụng ngược.
Trung Quốc khắc họa Sáng kiến Vành đai và Con đường như một dự
án quốc tế, được thiết kế nhằm tạo các tuyến giao thương mới và các đường
liên kết kinh tế băng qua bên kia biên giới. Nhưng còn có một thành tố
đáng kể ở phần nội địa Trung Quốc: Mọi tỉnh Trung Quốc đều có kế hoạch
đầu tư Vành đai và Con đường cho riêng mình. Ðối với các chính quyền
địa phương vốn đang tìm cách kích thích sự tăng trưởng đang sút giảm,
việc nhảy vào xu thế đầu tư này là điều hợp lí. Về mặt quốc gia, các nhà lập
chính sách ca ngợi tiềm năng của sáng kiến này trong việc tạo ra nhu cầu
mới cho các công ty xây dựng và cho các nhà chế tạo hàng hóa sản xuất.
Việc Trung Quốc chuyển tiếp thành nước xuất khẩu hàng hóa sản xuất giá
trị cao đã bị đình trệ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, bị làm
cho thoái chí trước việc cạnh tranh gay gắt và nhu cầu yếu ớt ở phạm vi
toàn cầu. Tăng trưởng về lợi tức trong lĩnh vực kĩ thuật ở hải ngoại đã giảm
một nửa trong khoảng từ 2010 – 2015. Hãm lại đà tuột dốc này chính là
một phần nguyên do về mặt kinh tế đằng sau Sáng kiến Vành đai và Con
đường.
Vào tháng Một năm 2015, Quốc vụ viện
xây dựng hải ngoại và đầu tư ngoại quốc để tăng cường xuất khẩu thiết bị”.
Họ giao cho AIIB, Quỹ Con đường Tơ lụa và các ngân hàng chính sách
Trung Quốc nhiệm vụ cho phép các công ty Trung Quốc tài trợ các cảng
khẩu, đường ống dẫn, hệ thống đường dây điện, các trung tâm hậu cần, các
tuyến đường bộ và đường sắt. Kết quả của việc này là phải tạo ra nhu cầu
về xi-măng, thép và hàng hóa sản xuất, như máy đào, tua-bin điện và cần
trục. Vì các ngân hàng chính sách của Trung Quốc cho chính những công