Các chuyên gia về chủ nghĩa khủng bố không tán thành vai trò của
ETIM; một số thậm chí còn bàn cãi sự tồn tại của nhóm này. Dù sao đi nữa,
gần như không có bằng chứng cho thấy ETIM hoặc bất kì tổ chức “khủng
bố” nào khác chịu trách nhiệm cho những vụ tấn công ở Bắc Kinh và Côn
Minh. Trong cuốn sách của mình, China’s Forgotten People (Dân tộc bị
lãng quên của Trung Quốc), cựu cư dân Tân Cương Nick Holdstock khẳng
quyết rằng thực sự gần như không tồn tại chủ nghĩa khủng bố Islam có tổ
chức ở vùng này. Thay vào đó, ông lập luận rằng bạo lực tăng nhanh như
đã được chứng kiến mấy năm qua là một hành vi phản kháng tuyệt vọng
đối với các chính sách mà Bắc Kinh đã đặt nên nhằm kiểm soát “chủ nghĩa
khủng bố” – một lời tiên tri tự hoàn thành, về mặt chiến lược, vốn đang
khích động khủng bố thực sự. Bằng danh nghĩa “an ninh”, giới chức trách
đã biến phần lớn vùng này thành một nhà nước an ninh nghiêm ngặt, kiểm
soát các vùng cư trú nơi này và cấm trưng biểu tượng của lòng cung hiến
tôn giáo. Ðáp lại, những nhóm nhỏ người Duy Ngô Nhĩ cực đoan đã bắt
đầu nhắm vào dân thường để đạt được mục đích chính trị.
Bất luận thực tế ra sao đi nữa, nỗi sợ của Bắc Kinh trước đạo Islam
đang phát triển ở Tân Cương không phải là không có lí. Ðầu năm 2016,
một kẻ đào thoát khỏi Nhà nước Islam (IS) đã rò rỉ hơn 3.500 mẫu đăng kí
của lính ngoại quốc được thu thập từ giữa năm 2013 đến giữa năm 2014.
Phân tích của Quỹ Hoa Kỳ Mới (New America Foundation), một hội
chuyên gia cố vấn (think tank) trụ sở ở Washington, phát hiện rằng 118 lính
trong số trên là những người đến từ Trung Quốc – 114 trong số đó đến từ
Tân Cương.
Năm 2015, IS công bố một đoạn phim tuyển mộ bằng tiếng
phổ thông khích lệ thêm nhiều người theo Hồi giáo ở Trung Quốc gia nhập
công cuộc jihad
toàn cầu. Theo các bản tường trình từ miền Bắc Syria,
mấy nghìn người Duy Ngô Nhĩ Trung Quốc từ Tân Cương đã lập quân trại
ở đó. Họ được miêu tả là thành viên của Ðảng Islam Turkistan (Turkistan
Islamic Party) thuộc chi nhánh của al-Qaeda, một hiện thân mới của
ETIM.