mạng lưới đường sắt Xô Viết cũ ở Almaty, trong khi tuyến đường sắt mới
sẽ phục vụ cảng khẩu Caspi và thị trấn dầu Aktau. Dịch vụ xuyên lục địa
đầu tiên đến Ðức khởi sự năm 2012 và mất 15 ngày để thực hiện chuyến đi
10.000km, nhanh hơn 30 ngày so với đường biển. HP, Acer và Foxconn
dùng tuyến đường này để xuất khẩu máy tính từ các cơ sở sản xuất ở Trùng
Khánh; Volkswagen, Audi và BMW dùng tuyến này để vận chuyển các linh
kiện từ Ðức đến các nhà máy ở sâu trong đất liền Trung Quốc.
toàn cầu ở Thành Ðô, Dell gửi đi tất cả các laptop đến thị trường Âu châu
bằng tuyến tàu lửa xuyên lục địa. Mặt khác, những bộ máy tính bàn cồng
kềnh có xu hướng đi bằng đường biển. Những dịch vụ khác tới châu Âu
chạy từ các thành phố sâu trong đất liền như Vũ Hán, Trường Sa, Thành
Ðô, Tây An và Trịnh Châu.
Ðường sắt còn mở ra những thị trường Á châu mới nổi. Kể từ năm
2016, một dịch vụ tới Tehran đã cung ứng quần áo, túi xách và giày do
Trung Quốc làm, thông qua Kazakhstan và Turkmenistan. Ngoài ra, một
trung tâm vận chuyển hàng liên hợp ở cảng Liên Vân Cảng, 200km về phía
Nam của Thanh Ðảo, về lí thuyết sẽ cung cấp lối vào đường bộ từ Hàn
Quốc và Nhật tới Trung Á và châu Âu. Hãng DHL Global Forwarding đã
mở một dịch vụ từ Liên Vân Cảng đến Istanbul, chuyển tiếp qua ngõ
Kazakhstan, Azerbaijan và Georgia. Công ty này kì vọng số lượng ở các
dịch vụ đường sắt Á – Âu sẽ tăng gấp đôi hoặc gấp ba vào năm 2020.
Khi tôi ghé Khorgos vào cuối năm 2014, những người môi giới
Kazkhstan kể tôi nghe rằng cơ sở hạ tầng mới đã giúp ích đáng kể. “Thời
điểm này việc làm ăn thuận lợi lắm”, một thương nhân toe toét cười bảo tôi
thế, lí giải rằng đường biên giới mới chạy qua giữa Trung Quốc và
Kazakhstan đã cung cấp nhiều phương tiện nâng cấp cho xe tải. Công ty gia
đình của anh ta có trụ sở tại vùng biên cương phía Khorgos trong thị trấn
Zharkent bụi bặm của dân làm nghề xe tải, và công ty này mỗi ngày gửi đi
tới 15 chiếc xe tải đến Moskva. Một tuyến đường cao tốc mới đến Almaty
nối kết với các tuyến đường bộ chạy theo phía Bắc tới Nga, theo phía Tây
tới Uzbekistan và theo phía Nam tới Kyrgyzstan – các hành lang vận tải