biến ngày sinh thành ngày giỗ thể nhỉ?
Đường thủy phía Tây kinh thành bị sụt lún đã là vấn đề tồn đọng từ lâu,
cây cối hai bên bờ sông bị một toán dân tị nạn ùa vào các vùng lân cận kinh
thành mấy năm trước chặt làm củi đốt. Đất đai mất đi cây cối không ngăn
được, lại thêm trận mưa như trút nước lúc vừa chớm đông khiến đê điều hai
bờ sông bị sụt lở, đất chảy vào lòng sông gây nên tắc nghẽn sông đào.
Mùa đông giá rét, hễ nơi nào nước cạn thì sẽ rất dễ kết thành băng, nếu
hiện giờ mà mới bắt đầu khai thông thì thực sự là một công trình nhọc nhằn.
Mặc dù đã khiển trách Công bộ thị lang, nhưng còn phải ổn định lòng
dân thương lái vãng lai nhằm bày tỏ triều đình coi trọng vấn đề này.
Lễ bộ xem xét an bài Hoàng đế thân chinh đến kênh đào, khẩn cầu trời
xanh phù hộ, thủy trạch khai thông, ngoài ra còn có dụng ý Chân Long sẽ đè
bẹp Thổ Long đang làm loạn.
Tiết hoa đăng đã gần kề, Lễ bộ tính ra ngày nào dương khí chính thịnh,
thì Tiểu Hoàng đế sẽ xuất phát, chuẩn bị đi tới kênh đào dạo bộ vài vòng cho
có lệ.
Chờ đến ngày tế đàn khấn trời bên bờ sông, Niếp Thanh Lân mới phát
hiện Thái phó giám sát công trình, đúng lúc cũng ở đây, cũng có thể là ý tứ
của Thái phó, vừa vặn cùng Hoàng đế cầu phúc, bày tỏ quân thần đồng tâm.
Bài văn khấn vái cầu phúc là do đại nho Hàn Lâm Viện dày công trau
chuốt, đứng đọc oang oang trôi chảy, tình cảm dạt dào, cảm trời tạ đất, cho
dù thật có Địa Long tác loạn, sau khi nghe xong bảo đảm cũng sẽ hổ thẹn
trốn trong hang khóc đến chết mất thôi.
Thật vất vả mới diễn xong, Thái phó thay mặt Hoàng thượng đích thân
triệu kiến vài thương nhân đại biểu, tỏ vẻ trấn an.
Niếp Thanh Lân nhàn rỗi ngồi trong loan giá, nhìn Thái phó hỏi thương
nhân bị tổn thất bao nhiêu, lại chính mồm hứa hẹn triều đình sẽ phái binh mã
bảo đảm an toàn nếu bọn họ vận chuyển hàng hóa vòng qua bằng đường bộ.