từ hơn bốn mươi năm trước, đồng thời nhớ lại cả những phần ký ức liên
quan đến Ngô A Quế.
*
Cô An Thuận khi đó là một giáo viên của trường Quốc dân Vĩnh Thụ
trong phủ thành, khoảng hai bảy, hai tám tuổi tuổi, vẫn còn độc thân. Hiệu
trưởng Lâm nhìn thấy ông chưa vướng bận việc gia đình lại thẳng thắn, thật
thà nên đã mời ông dạy cho "lớp chăn bò", lớp duy nhất của khối lớp sáu.
Lớp này học sinh nữ nhiều hơn học sinh nam, nguyên do vì sau khi Quang
phục(1) không lâu, quan niệm kỳ thị giới tính trọng nam khinh nữ trở nên
phổ biến, gần như tất cả các học sinh nữ đều bị cho vào lãnh cung là lớp
chăn bò.
---------------------------------------------
(1) [ND] Chỉ năm 1945.
Kỳ thực xét về tư chất, thành tích học tập của học sinh trong lớp ông
chưa chắc đã kém hơn những lớp tiếp tục thi lên cấp khác. Làm giáo viên
phụ trách "lớp chăn bò", ông không cần dạy thêm nhiều cho học sinh, vì thế
mỗi ngày có thể sống một cách ung dung tự tại. Đây chính là nguyên nhân
khiến Cô An Thuận vui vẻ làm giáo viên phụ trách lớp chăn bò, kỳ thực
nhìn từ góc độ thế tục mà nói, ông chỉ là một kẻ ngốc không hiểu tình
người việc đời, không thèm kiếm số tiền dạy thêm hậu hĩnh, chỉ sang sảng
chủ nghĩa lý tưởng trong giáo dục, như thế có ý nghĩa quái gì? Khi đó,
tiếng Bắc Kinh của Cô An Thuận vẫn chưa giỏi lắm, trong lớp có vài học
sinh từ Trung Quốc đến thường xuyên than phiền là nghe không hiểu lời
ông nói.
Các học sinh nữ đến từ Trung Quốc thường xuyên chống đối ngay
trước mặt ông. Ông bị mấy cô nữ sinh này quấy rầy đến đau đầu nhức óc.
Có điều, lâu dần, các cô bé cũng quen với tập tục của Đài Loan, cũng biết