GIAI ĐIỆU GIÂY VÀ BẢN GIAO HƯỞNG VŨ TRỤ - Trang 222

Hình này nhấn mạnh rằng bề mặt của đường ống là hai chiều gồm một
chiều lớn có quảng tính rộng và một chiều nhỏ cuộn tròn. Kaluza và Klein
cho rằng cấu trúc không gian của vũ trụ chúng ta cũng tương tự như vậy,
nhưng nó có ba chiều không gian lớn, có quảng tính rộng và một chiều nhỏ
cuộn tròn, nghĩa là cả thảy có bốn chiều không gian. Thật khó mà có thể vẽ
một cái gì đó có nhiều chiều như vậy, do đó để trực quan, ta đành phải chấp
nhận dùng hình minh họa chứa hai chiều lớn và một chiều nhỏ cuộn tròn.
Chúng ta minh họa điều này trên hình 8.3, trong đó ta đã phóng đại cấu trục
của không gian rất giống như khi ta thu gần ảnh của ống dẫn nước.

Hình 8.3. Giống như hình 5.1, mỗi một mức tiếp sau

biểu diễn hình phóng đại lớn hơn của cấu trúc không gian ở mức trước. Vũ
trụ của chúng ta có thể có các chiều phụ, như được thấy ở mức phóng đại
thứ tư, nếu như chúng được cuộn lại trong một không gian nhỏ tới mức cho
tới nay chúng ta vẫn chưa phát hiện được.

Mức thấp nhất trên hình cho thấy cấu trúc biểu kiến của không gian ở
những thang khoảng cách quen thuộc, như thang mét chẳng hạn, tức là thế
giới bình thường xung quanh chúng ta. Các khoảng cách này được biểu
diễn bởi tập hợp lớn nhất các đường kẻ ô. Trong những hình ảnh tiếp sau,
chúng ta thu gần ảnh của cấu trúc không gian, bằng cách tập trung quan sát
những vùng không gian còn nhỏ hơn nữa mà chúng ta đã liên tiếp phóng
đại để nhìn rõ hơn. Thoạt đầu, khi chúng ta khảo sát cấu trúc không gian ở
những thang khoảng cách ngắn hơn, chưa có gì nhiều xảy ra; nó vẫn giữ
nguyên dạng cơ bản như ở các thang khoảng cách lớn, như ta thấy ở ba
mức đầu tiên của hình phóng đại. Tuy nhiên, khi chúng ta tiếp tục cuộc
hành trình tới khảo sát những thang vi mô nhất của không gian - mức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.