ngập các cô nàng ngực bự, tóc buông dài trong những chiếc mũ cao bồi,
những chiếc khăn quàng nhỏ dễ thương, váy bằng da lộn và áo khoác thêu
cũng như mấy đôi bốt đẹp nhất từng được làm ra. Kathryn Dance mê mẩn
kiểu thời trang này và sở hữu hai đôi bốt Noconas được trang trí công phu.
Nhưng không đôi nào sánh nổi với đôi bốt đã mòn của Dale Evans và đối
tác là Roy Roger trong chương trình truyền hình những năm 1950, trên
hình ảnh ấn tượng của tấm poster đã bạc màu.
Tại quán bar, cô gọi một cốc trà chanh, nhanh chóng tu hết rồi gọi
thêm cốc nữa. Cô ngồi tại một trong những chiếc bàn tròn, bị cắt khía nham
nhở và đánh véc ni hơi quá, quan sát một nhóm khách hàng. Hai cặp vợ
chồng già, một nhóm ba công nhân tiện ích mặc áo liền quần, có vẻ mệt
mỏi, những người có khả năng làm việc vào lúc bình minh. Một thanh niên
gầy còm mặc quần jean và áo sơ mi kẻ sọc vuông, đang nghiên cứu chiếc
máy hát tự động kiểu cũ. Và một số doanh nhân mặc sơ mi trắng, cà vạt
đen, không mặc vest.
Cô đang mong chờ được gặp Kayleigh để thu âm các bài hát của nhóm
Los Trabajadores và thèm được ăn trưa. Cô đang đói ngấu.
Và lo lắng.
Đã một giờ hai mươi rồi. Bạn cô đang ở đâu?
Âm nhạc từ chiếc máy hát tự động lấp đầy không gian. Dance nở nụ
cười yếu ớt. Máy đang phát một nhạc phẩm của Kayleigh Towne - cũng là
một lựa chọn đặc biệt tốt, nếu xét đến nơi gặp mặt này: “Tôi ư? Tôi Không
Phải Là Gái Cao Bồi.”
Ca khúc nói về một bà mẹ là cầu thủ ở khu ngoại ô, dường như cô ta
sống một cuộc sống rất khác so với cuộc sống của một cô gái cao bồi.
Nhưng đến cuối cùng cô ta nhận ra có lẽ mình là cô gái cao bồi từ trong
tâm hồn. Ca khúc điển hình trong số các ca khúc của Kayleigh, vui vẻ
nhưng nói lên được nhiều điều ý nghĩa với mọi người.
Đúng lúc này cửa trước bật mở, một vạt nắng chói gắt chiếu vào sàn
nhà lót vải sơn đã mòn, hắt lên những cái bóng chập chờn mang nhiều hình
dạng của các vị khách đang tiến vào.
Dance đứng dậy. “Kayleigh!”