GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ - Trang 322

lành, làm sao có thể thấm thía gì với cái lưỡi đỏ đang liếm đen cả một
khoảng trời ? Ở đó bây giờ thành nội còn mờ mịt trong lửa đạn. Trận đánh
trong bao lâu nữa sẽ kết thúc. Cho tôi chớp mắt tiếp tục với. Hình như trên
máy bay lại có tiếng bàn tán về Huế. Một phụ nữ bị chặt cụt đầu, cụt tay,
cụt chân. Hai đứa bé lai Mỹ bị cầm chân quật đầu vào tường : Đồ Mỹ Đế.
Một nhân vật quen biết khác, ông Tinh Hoa, chủ một hiệu sách, trốn cả
tháng trong nhà, vì đói khát đã phải liều để tìm nước. Một phát súng, ông
chết để lại một giai thoại. Chưa hết, chiến tranh còn vô tội vạ lắm. Mọi
người có quyền nghi ngờ nhau. Bên kia nghi ngờ đứa nhỏ lai Mỹ này lớn
lên sẽ làm hại xã hội, giết. Bên phía quân Mỹ chĩ nghe một tiếng động, một
âm thanh nhỏ đốt luôn cả một xóm, giật sập một nhà, rỉa từng lằn đạn vào
một căn hầm lúc nhúc đầy đàn bà trẻ con. Có những chiếc hầm còn hơi thở
người sống, có những chiếc hầm đầy máu me da thịt người chết. Mẫu
chuyện nhỏ về một ông dược sĩ chưa kịp lên khỏi hầm, đang còn đưa hai
tay lên đầu để đi ra đã bị ăn cả một băng đạn vào người. Nhiều lắm, tôi làm
sao nhớ hết, làm sao chở hết những hình ảnh máu me trong chiếc đầu nhỏ
bé, tội nghiệp của tôi lúc này. Trí nhớ tôi thật lộn xộn. Hình ảnh ông anh tôi
ôm hai tay hai đứa trẻ con hàng xóm đang hấp hối, lũ cháu nhỏ đi trước
cầm cờ trắng dẫn đầu để qua cầu Bến-Ngự. Đạn từ bên cầu bắn qua như
mưa, đạn sướt bên đầu, đạn dội dưới chân. Người Mỹ bắn súng tài lắm, như
trong ciné, và lũ nhỏ lăn quay dưới đất la khóc. Người anh đành phải bế hai
đứa nhỏ, con bà hàng xóm đang ngắc ngoải đi trở lên vùng Giải Phóng
chiếm đống. Lỗi đâu phải người Mỹ, phải không ?

Tôi nghe một tiếng nấc nhỏ. Tiếng nấc của ai hay của chính tôi. Tôi đưa

tay dụi mắt cho những ám ảnh tan dần. Nhưng trực thăng càng xa thành
phố, những hình ảnh đó càng xoắn xít, bám chặt. Tôi nghĩ tới đoàn người
còn ngồi lại ở sân cỏ, liệu họ có may mắn như tôi sẽ được một chỗ ngồi để
tìm tới một vùng đầy bình yên hơn. Đâu phải chỉ trên một sân cỏ đó. Đồng
bào Huế còn tràn về tận sân bay Phu-Bài nữa. Mới đây, tôi đã gặp hàng
trăm người đứng ngồi ngoài hàng rào, khóc lóc xin người Mỹ cho họ máy
bay đi tỵ nạn. Họ khóc lóc kêu gào trong lúc những quân nhân Mỹ ngồi ủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.