Giới đạo sĩ dù theo trƣờng phái nội đơn (thiền) hay ngoại đơn, đều theo quá
trình chín lần khổ luyện này mà thuật ngữ đạo Lão gọi là cửu chuyển công
thành, hay cửu chuyển đan thành.
42
Cao Đài cũng vậy, cửu cửu là giai đoạn
thiền (hay tịnh luyện) rất cơ bản, hành giả bƣớc vào bực sơ thiền phải qua đó
mới có thể chuyển lên những bực cao hơn, cho nên kệ sơ thiền Cao Đài có câu
rằng:
Cửu cửu công phu chẳng chí bền,
Con đƣờng tu luyện khó lòng nên...
Cũng nhƣ đạo Phật, ở Cao Đài hành giả không quan trọng hóa việc cầu siêu
(thất thất vong: lễ bốn mƣơi chín ngày) vì hành giả phải tự giải thoát cho mình
bằng chứng ngộ. Cầu siêu vì thế là để cho ai còn trong ràng buộc luân hồi. Lễ
cầu siêu của đạo Phật là thất thất, thì ở Cao Đài là cửu cửu, cứ chín ngày cầu
siêu cho ngƣời chết một lần, tính từ ngày chết. Cũng với quan niệm về chín từng
trời, tín đồ Cao Đài tin rằng, cứ qua một lần cúng cửu, linh hồn nhẹ nghiệp hơn
và thăng lên đƣợc một từng trời tƣơng ứng.
Con số 9 còn là một tƣợng số khá phổ biến trong thiền nhà Phật.
43
Tại sao Phật, Lão, và Cao Đài chú trọng con số 9? Và ở Tây Du, tại sao
Đƣờng Tăng muốn thành tựu công viên quả mãn phải trải qua chín lần chín tai
nạn (ám chỉ là sự khổ luyện đớn đau của hành giả), phải vƣợt qua chín lần mƣời
hai ngàn dặm?
Số 9 là số thành và là số dƣơng lớn nhất (lão dƣơng). Tu luyện là chuyển
âm trƣợc (phàm phu) thành dƣơng thanh (Tiên Phật), mà số 9 là số thuần dƣơng
cho nên số 9 gắn liền với thiền đạo và thiền gia, đạo sĩ. Nhƣng... nói nhƣ vậy thì
hơi lẹ quá, nên cũng cần thử lƣớt sơ qua một chút về Dịch học, để hiểu thêm cái
lò bát quái của Lão Quân nó tròn vuông lớn bé cỡ nào, và lò bát quái ấy đặt ở
cung Đâu Suất hay là ở một nơi nào khác nữa.
Số 5, số 9 và cung Tốn trong Dịch
Dịch là âm dƣơng. Âm là chẵn; dƣơng là lẻ. Lẻ loi nên gọi cơ 奇; chẵn đôi
nên gọi ngẫu 偶.
44
Dịch chia mƣời con số từ 1 đến 10 làm hai loại, gồm: năm số
dƣơng (1, 3, 5, 7, 9) và năm số âm (2, 4, 6, 8, 10).
Số 5 theo ngũ hành có vị trí nằm ở trung ƣơng nhƣ sau:
2
3
5
4