thành. Sơ đồ của Phục Hy gồm vị trí tám quẻ nhƣ sau: (đi ngƣợc chiều kim đồng
hồ − tức là theo chiều dƣơng) Càn, Đoài, Ly, Chấn; (đi xuôi chiều kim đồng hồ
− tức là chiều âm) Tốn, Khảm, Cấn, Khôn.
Theo sơ đồ tiên thiên bát quái, con ngƣời nguyên thủy còn thuần lƣơng,
tâm ngƣời tâm Phật nhƣ nhau. Phục Hy biểu tƣợng bằng quẻ Càn (dƣơng) ở
trên, quẻ Khôn (âm) ở dƣới. Âm dƣơng chính vị, hòa hài.
Lò bát quái của Lão Quân không đúc theo mô-đen của Phục Hy. Ngô Thừa
Ân kể rằng: “Nguyên lò này gồm tám cung của các quẻ Càn, Khảm, Cấn, Chấn,
Tốn, Ly, Khôn, Đoài.”
47
Té ra lò bát quái của Lão Quân đúc theo hậu thiên bát quái hay hậu thiên cơ
ngẫu, là mô-đen của Văn Vƣơng. Hậu thiên là lúc trời đất, con ngƣời, vũ trụ đã
không còn đúng tiêu chuẩn chất lƣợng của thời nguyên sơ khởi thủy. Con ngƣời
gần quỷ ma, xa Tiên Phật. Tâm ngƣời tâm Phật đôi nẻo đôi nơi, hai phƣơng trời
cách biệt! Theo sơ đồ của Văn Vƣơng, các quẻ xếp theo chiều âm (xuôi chiều
kim đồng hồ), con ngƣời có xu hƣớng biến chất hơn là thăng hoa.
Sơ đồ này cho thấy hai quẻ Càn (dƣơng) và Khôn (âm) nằm lệch một bên,
không chính vị. Bên dƣới là quẻ Khảm (nƣớc, thủy, âm) và trên là quẻ Ly (lửa,
hỏa, dƣơng). Kinh Dịch, quẻ chót (quẻ 64) lấy Ly trên hiệp Khảm dƣới thành ra