Nhĩ - Thinh: Tai nghe âm thanh ngọt ngào thì chê, âm thanh chói tai thì
ghét. Tai gặp âm thanh sinh ra văn (nghe).
Tỷ - Hƣơng: Mũi ngửi mùi thơm tho thì thích thú, hít phải hơi hôi hám thì
chẳng ƣa. Mũi gặp hƣơng sinh ra khứu (ngửi).
Thiệt - Vị: Lƣỡi nếm vị ngon béo thì khoái, nhấp phải đắng cay thì ớn. Lƣỡi
gặp vị sinh ra vị (nếm).
Thân - Xúc: Thân xác thịt da cọ xát với da thịt hay lụa là êm ái thì mê,
chạm phải sần sùi nhám nhúa thì chán. Thân xác do chung đụng mà sinh ra giác
(cảm giác).
Ý - Pháp: Ý gặp tƣ tƣởng (pháp) thì sinh ra phân biệt, chê khen, ƣa ghét,
tính toán... Ý gặp pháp sinh ra tri (hiểu biết).
Giải thích căn do, duyên cớ của lục tặc, Đức Cao Đài Tiên Ông dạy rằng:
“... hễ có lục dục thì có lục trần, mà có lục trần thì mới sanh lục tặc.”
113
Theo Phật, lục căn gặp lục trần sinh ra lục thức, làm cho tâm con ngƣời đối
đãi thị phi theo kiểu nhị nguyên (tƣơng đối). Muốn đạt đạo, tức là thủ đắc đƣợc
chân lý nhất nguyên (tuyệt đối), thì phải biết đối trị với lục dục là sáu điều ham
muốn của con ngƣời mà lục thức đã gieo rắc lên mảnh tâm điền của mỗi ngƣời.
Thiền Phật, Lão và Cao Đài quan niệm sở dĩ sáu tên ăn cƣớp xông vô nhà
đƣợc là vì nhà vắng chủ. Hành giả biết làm chủ bản tâm, củng cố địa vị chủ nhà
(chủ nhân ông) thì làm sao có nạn lục trần đột nhập để sinh ra lục tặc. Chính vì
thế, khi giáp mặt lũ cƣớp, lập tức Tôn Hành Giả khẳng định liền vai trò chủ
nhân ông của mình: “Ồ, các ngƣơi là sáu thằng giặc cỏ, không nhận ra ngƣời
xuất gia này là chủ của các ngƣơi sao mà lại dám chận đƣờng?”
114
Nhƣ đã nói, con ngƣời là một hình ảnh hai cuộc đời.
115
Không chế ngự
đặng thì lục căn sinh lục dục, lục tặc. Chế ngự đặng thì lục tặc trở nên lục thông
là sáu món thần thông. Đức Cao Đài dạy: “Vả lại lục dục là sáu con quỷ, tức là
sáu đứa du côn, nhƣng nếu biết cách thâu phục chúng nó đặng thì sáu con quỷ
ấy trở nên lục thông là đắc đạo.”
116
Diễn tả sự đối trị của hành giả trƣớc lục tặc, Ngô Thừa Ân mƣợn tay Tề
Thiên tiêu diệt trọn lũ cƣớp sáu tên: “Sáu tên cƣớp bỏ chạy tán loạn. Hành Giả
nhanh nhẹn đuổi theo tóm gọn, đập chết hết.” Sau đó Tề Thiên báo cáo cùng
Đƣờng Tăng: “Xin mời sƣ phụ lên đƣờng, lũ cƣớp đã bị lão Tôn giết hết rồi.”
117
Ở đây họ Ngô hàm ý: muốn lên đƣờng tìm chơn lý tuyệt đối (thỉnh kinh) thì
trƣớc hết phải đại hùng đại lực, nhất tâm diệt xong lục dục. Do đó, sự truy quét
của Tề Thiên là dứt khoát, quyết liệt, không khoan nhƣợng.