Hán Văn:
不 立 文 字
教 外 别 傳
直 指 人 心
見 性 成 佛
Phiên âm:
Bất lập văn tự,
Giáo ngoại biệt truyền.
Trực chỉ nhân tâm,
Kiến tánh thành Phật.
Tôn chỉ của Đạt Ma có nghĩa là không thông qua chữ nghĩa, không sử dụng
kinh điển giáo lý, nhắm thẳng vào nội tâm con ngƣời, hễ thấy bổn tánh thì thành
Phật.
Tóm lại, kinh vô tự giấy trắng là biểu tƣợng của tâm pháp, của thiền môn,
là nội giáo, cái mà Khổng Tử gọi là hình nhi thƣợng học (esotericism). Ở Ấn
Độ, nó có từ Thích Ca, ở Trung Quốc, nó truyền từ Đạt Ma.
Sau khi Phật Thích Ca tịch diệt, nhập niết bàn, do nhu cầu truyền giáo, các
đại đệ tử mới tổ chức ghi chép lại lời dạy của Phật. Công lao này đứng đầu là A
Nan. Vì khi Phật còn tại thế, ông A Nan đƣợc tuyển làm thị giả hầu cận Đức
Phật, nên ông đƣợc nghe Phật thuyết pháp nhiều hơn ai hết, và nhờ có trí nhớ
kiểu Lê Quý Đôn, nên đã nghe thì bộ nhớ ghi lại trọn vẹn, không sót một lời.
Ông nghe kinh nhiều quá thành ra tu luyện huyền công có phần nào kém
cỏi hơn đồng đạo, thần thông đã thua anh em, mà chứng ngộ cũng trễ hơn anh
em. Bù lại, trong nhóm mƣời đại đệ tử thì ông đƣợc tôn là Đa Văn Đệ Nhất.
168
Ông tuy hạng nhất về nghe kinh nhiều, nhƣng lại xếp hạng chót trong mƣời đại
đệ tử. (Lý thuyết kém hơn thực hành chăng?)
Vậy vô vi hay kinh vô tự có trƣớc, về sau mới có kinh hữu tự, hữu vi. Có
hữu vi nên mới dựng chùa, đúc chuông, tô tƣợng Phật, tụng kinh, thắp nhang,
đốt sớ, v.v... Con đƣờng truyền giáo này phù hợp cho đại chúng, nó là phổ độ, là
hình nhi hạ học, là ngoại giáo công truyền (exotericism).