Phật pháp truyền từ Thích Ca đến Ca Diếp đánh dấu bằng tâm ấn niêm hoa
vi tiếu,
169
vắng bặt ngôn ngữ. Ca Diếp là Nhị Tổ, truyền đến Tam Tổ là A Nan
thì bắt đầu có tổ chức kết tập kinh điển, văn tự miên man, lời lẽ dằng dặc. Cho
nên có thể thấy Ca Diếp là tiêu biểu cho con đƣờng tâm pháp nội tu (kinh vô tự,
giấy trắng trơn) và A Nan là tƣợng trƣng cho giáo lý công truyền (kinh hữu tự,
mực đen giấy trắng). Hiểu nhƣ vậy mới cảm nhận đƣợc trọn vẹn chỗ tài tình của
Ngô Thừa Ân, vì sao lại phải chọn đúng Ca Diếp, A Nan là ngƣời trao kinh cho
Đƣờng Tăng trong lúc bấy giờ ở điện Đại Hùng còn có tám bồ tát, bốn kim
cang, mƣời một đại diệu, mƣời tám già lam, năm trăm la hán, và ba ngàn yết
đế.
170
Kinh vô tự bị đem trả lại chùa Lôi Âm để đổi lấy kinh hữu tự! Đó là con
đƣờng mà tâm pháp bị hữu vi hóa, đạo pháp thất chơn truyền. Ở Trung Hoa đó
là hình ảnh mà thiền (tâm pháp) từ Bồ Đề Đạt Ma truyền xuống Lục Tổ Huệ
Năng thì rẽ ngang nhánh Thần Tú (ngoại giáo). Cũng là hình ảnh của đạo Lão
vô vi từ Lão Tử truyền xuống tới Trƣơng Đạo Lăng thì biến ra âm thanh sắc
tƣớng (hữu vi).
Tọa thiền là tụng kinh vô tự
Theo Phật, Lão và Cao Đài, chỉ có thực hành thiền (nội tu) mới có thể giải
thoát thực sự. Ngoài ra, tu kinh tu kệ chỉ là lý thuyết. Giáo lý chỉ có thể giúp con
ngƣời sáng suốt, trang bị thêm một mớ kiến thức chữ nghĩa chứ không biến
đƣợc phàm phu ra Phật ra Tiên. Nói cách khác, tu bằng kinh hữu tự con ngƣời
chƣa thể đáo bỉ ngạn để qua tới bến bờ giác ngộ. Kinh hữu tự không thể đƣa con
ngƣời đến rốt ráo của giải thoát. Ý chỉ sâu sắc đó đƣợc Ngô Thừa Ân diễn tả
bằng việc phơi kinh ƣớt ở bờ sông Thông Thiên,
171
bị mất hết mấy tờ cuối
quyển. Đọc kinh mà không tới chung kết cũng giống nhƣ tu hành mà không đạt
kết quả (không giải thoát).
Trở lại với lời cảnh tỉnh của Phật Tổ trƣớc lúc trao kinh cho Đƣờng Tăng:
“... chỉ e ngƣời phƣơng đó ngu si lỗ mãng hủy báng chân ngôn, không biết ý chỉ