Đức Mạnh Tử đã sớm nói rõ điều trọng yếu ấy nhƣ sau: “Thế nên hễ Trời
định phó thác trách nhiệm lớn lao cho ngƣời nào, trƣớc hết phải làm cho ngƣời
ấy khổ não tâm chí, lao nhọc gân cốt, đói khát cầu bơ cầu bất, nghèo nàn thiếu
trƣớc hụt sau, và làm rối loạn, điên đảo các việc làm của ngƣời ấy. Làm thế để
mà phát động lƣơng tâm của ngƣời, cho nhẫn kiên tánh tình của ngƣời, và gia
tăng tài đức còn khiếm khuyết của ngƣời.”
165
Trở lại với việc A Nan và Ca Diếp đòi lễ vật. Ngoài những ý nghĩa hàm
ngụ nhƣ đã trên đây, hƣ cấu sự kiện này còn để gài vào một tình tiết hợp lý là
lãnh kinh không chữ và đổi kinh có chữ.
Từ kinh vô tự đến kinh hữu tự (pháp vô vi ra pháp hữu vi)
Thoạt đầu, A Nan và Ca Diếp trao kinh không chữ (kinh vô tự), các quyển
kinh toàn giấy trắng! Phật Tổ dạy thầy trò Đƣờng Tăng: “Quyển trắng tinh là
chân kinh không chữ, cũng là những kinh hay.”
166
Tuy vậy, Phật cũng đồng ý
cho đổi lấy kinh có chữ. Then chốt ở đây là kinh vô tự có trƣớc rồi sau mới có
kinh hữu tự. Nó đúng với lịch sử truyền pháp của đạo Phật và nhiều tôn giáo
khác ở phƣơng Đông.
Khai sáng Thích Giáo (Phật Giáo Nhị Kỳ Phổ Độ) là Thích Ca. Khi Thích
Ca đi tu, không có tụng kinh, không có lễ bái, dộng chuông, thắp nhang, đốt sớ.
Thích Ca đắc đạo, chứng quả vô thƣợng chánh đẳng chánh giác (a nậu đa la tam
miệu tam bồ đề) thì Ngài vốn không có thầy. Không thầy, không kinh, biết lấy
chi bám víu mà đạt đạo?
Ngài chỉ nhờ giác ngộ đƣợc bổn tâm của mình. Bằng con đƣờng tham thiền
mà Ngài giác ngộ. Kinh vô tự ám chỉ pháp môn thiền. Thiền hay nội giáo tâm
truyền (esotericism) dành cho những bậc đại căn đại trí.
Khi Phật truyền tâm ấn cho Nhị Tổ Ca Diếp, cũng không có văn tự. Sử
chép rằng: Ngày kia, Phật tại núi Linh Thứu, trƣớc đông đảo đệ tử Phật bắt đầu
thuyết pháp bằng cách im lặng (vô ngôn) và cầm một cành hoa đƣa lên trƣớc đại
chúng (niêm hoa). Mọi ngƣời bàng hoàng chẳng hiểu ý chi. Riêng đại đệ tử thứ
ba là Ca Diếp nhoẻn miệng cƣời (vi tiếu). Phật thấy Ca Diếp đã lãnh hội đƣợc,
bèn truyền tâm ấn cho Ca Diếp làm Nhị Tổ Thiền Tông với lời lẽ nhƣ sau: “Ngã
hữu chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, vi diệu pháp môn, thật tƣớng vô
tƣớng, kim phó chúc Ma Ha Ca Diếp.”
167
(Ta có kho tàng con mắt của chánh
pháp, tâm huyền diệu của niết bàn, cửa pháp vi diệu, thật tƣớng vô tƣớng, nay
đem trao lại cho Đại Ca Diếp.)
Tổ thứ hai mƣơi tám của Thiền Tông Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma
(Bodhidharma) qua Trung Quốc làm Sơ Tổ vào năm 520 cũng tóm tắt tôn chỉ
lập giáo của Ngài nhƣ sau: