GIẢI MÃ TRUYỆN TÂY DU KÝ - Trang 69

đã biết rồi. Có điều kinh không phải trao cho một cách dễ dàng, không thể lấy
không đƣợc
.

162

Rốt cuộc, khi đổi kinh vô tự để lấy kinh có chữ, Đƣờng Tăng vẫn bị đòi

dâng lễ vật. “Tam Tạng chẳng có vật gì dâng, đành bảo Sa Tăng mang ra chiếc
bát tộ vàng (...) A Nan nhận lấy chiếc bát, tủm tỉm cƣời.”

163

Tại sao Tam Tạng chẳng có vật gì dâng? Thực ra Tam Tạng còn có hai bảo

vật của Phật Quan Âm tặng: chiếc cà sa báu và cây thiền trƣợng. Thế thì tại sao
lại chỉ dâng cho A Nan chiếc bình bát?

Trong đời sống xuất gia, bình bát (patra) vốn là biểu tƣợng của nhà tu khất

thực (khất sĩ trì bát). Nhƣng chiếc bình bát bằng vàng nguyên là của vua Đƣờng
tặng cho ngự đệ (em vua) kết nghĩa. Vì thế, trong tình huống này, nó còn tƣợng
trƣng cho của cải và danh vọng ở thế gian.

Ngoài ra, nói rằng Tam Tạng chẳng có vật gì đem theo là ám chỉ kẻ xuất

gia tu hành không còn tƣ hữu (tăng vô nhất vật). Để lãnh kinh báu của Phật,
dâng nạp bình bát là ngụ ý: muốn thọ lãnh đạo giải thoát của Phật, con ngƣời
phải xuất gia, lìa bỏ danh vọng và của cải thế tục.

Hành động của Đƣờng Tăng ở đây là ẩn dụ, có tính cách biểu tƣợng. Theo

truyền thống đạo học thì đạo pháp không thể truyền thụ dể duôi (pháp bất khinh
truyền)
, cho nên kẻ học đạo, muốn thọ pháp, phải đánh đổi. Đánh đổi có nhiều
hình thức.

Khi Thái Tử Cồ Đàm tìm đạo giải thoát, Ngài đã phải đánh đổi cả ngai

vàng, vợ đẹp, con thơ, cả cuộc sống nhung lụa đế vƣơng.

Khi Thần Quang (tức Huệ Khả, Nhị Tổ Thiền Tông Trung Hoa) cầu đạo

với Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma, và bị từ chối, ngài đã tự mình chặt lìa cánh tay trái
dâng lên thầy. Đó là ngụ ý sẵn sàng đánh đổi sinh mạng phàm phu để thọ lãnh
đạo giải thoát tối thƣợng của thiền môn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.