GIẢI MÃ TRUYỆN TÂY DU KÝ - Trang 67

về vấn đề có nên đem cái đạo pháp giải thoát mà Phật đã tự chứng đắc truyền bá
cho ngƣời đời hay không, thì mấy lƣợt Ngài đã do dự.

Lần thứ nhất, Đức Phật nghĩ rằng: “Đạo pháp mà Nhƣ Lai đã chứng ngộ

quả thật thâm diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu, không
nằm trong phạm vi luận lý, mà tế nhị, chỉ có bậc thiện trí mới thấu hiểu (...) Nhƣ
Lai đã khó khăn lắm mới chứng ngộ đƣợc đạo pháp. Không cần phải phổ biến
đạo pháp ngay lúc này. Ngƣời thế gian còn mang nặng tham ái và sân hận
không dễ gì thấu triệt.”

Liền sau đó, một vị Phạm Thiên (Brahma) ở cõi trời đọc đƣợc tƣ tƣởng của

Phật, liền cầu thỉnh Phật từ bi mà truyền đạo. Phật trả lời: “Ngƣời đời tham ái
chìm đắm trong đêm tối, bị đám mây mù tham ái bao phủ, sẽ không thấy đƣợc
đạo pháp bởi vì đạo pháp đi ngƣợc dòng tham ái. Đạo pháp sâu kín, thâm diệu,
khó nhận thức, và tế nhị. Vì suy gẫm nhƣ thế, Nhƣ Lai chƣa quyết định truyền
bá đạo pháp.”

Vị Phạm Thiên khẩn nài lần thứ nhì, Phật cũng đáp nhƣ thế. Mãi đến lần

thỉnh pháp thứ ba, Phật mới đồng ý và tuyên bố: “Cửa vô sanh bất diệt đã mở
cho chúng sanh. Hãy để cho ai có tai nghe đặt trọn niềm tin tƣởng!”

160

Trƣơng Lƣơng ba lần nhặt dép mới đƣợc ông tiên Hoàng Thạch Công trao

quyển thiên thƣ. Lƣu Bị ba lần hạ mình tới nhà tranh (tam cố thảo lƣ) mới thỉnh
đƣợc Khổng Minh về làm quân sƣ. Cái gì khó khăn mới đạt đƣợc, càng khó thì
đời càng quý, càng trọng. Cái gì dễ dàng có đƣợc thì ngƣời ta dể duôi, coi
thƣờng. Và chỉ ai biết giá trị của quý mới ráng sức đánh đổi tƣơng xứng để đạt
đƣợc bảo vật đó. Đây cũng là ẩn ý đạo pháp bất khinh truyền.

Bởi thế, muốn lấy đƣợc bảo bối của Phật, tức là thỉnh đƣợc chân kinh mầu

nhiệm có thể cứu ngƣời thoát vòng luân hồi sinh tử, Đƣờng Tăng đƣơng nhiên
phải đánh đổi lại cho tƣơng xứng. Đánh đổi cái gì và đánh đổi nhƣ thế nào?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.