hiểm nguy giữa con ngƣời với con ngƣời, đồng loại với đồng loại. Đƣờng Tăng
ơi! Muốn đáo bỉ ngạn ƣ? Muốn đƣa ngƣời sang sông ƣ? Nẻo về bên ấy chông
chênh lắm!
Tháng 01-1992
Bổ túc 05-6-2010
---o0o---
9. Nỗi Lòng Giấy Trắng
Nghe tin báo thầy trò Đƣờng Tăng đã đến, “Phật Tổ mừng lắm, lập tức
xuống chiếu vàng, cho gọi tám vị bồ tát, bốn vị kim cƣơng, năm trăm vị a la hán,
ba nghìn vị yết đế, mƣời một vị đại diệu, mƣời tám vị già lam vào đứng xếp
thành hai hàng, sau đó mới xuống chiếu vàng cho gọi Đƣờng Tăng vào.”
154
Mở đầu cho việc truyền kinh mà tả tỉ mỉ cảnh đón tiếp long trọng hiếm có
nhƣ thế nhằm ngụ ý rằng đạo pháp không phải dể duôi truyền thụ.
155
Phải chọn
đúng ngƣời xứng đáng mới truyền trao thì có thể tránh đƣợc kẻ phản thầy phá
đạo. Đó là lý do Chúa dạy: “Của thánh, đừng quăng cho chó; ngọc trai, chớ
liệng cho heo, kẻo chúng giày đạp dƣới chân, rồi còn quay lại cắn xé anh em.”
156
Trong chùa Lôi Âm, đƣợc vào chầu Phật Tổ Nhƣ Lai tại điện Đại Hùng,
157
sau một số nghi lễ cho đủ thủ tục, Đƣờng Tăng quỳ lạy và thƣa rằng:
“Muôn xin Phật Tổ ra ơn, ban cho chân kinh sớm mang về nƣớc.” Nhƣ Lai
bèn mở miệng từ bi, động lòng thƣơng xót, nói với Tam Tạng: “Cõi Đông thổ
158
của nhà ngƣơi (...) ngƣời đông vật thịnh, tham lam độc ác, trí trá gian dâm, (...)
bất trung bất hiếu, bất nghĩa bất nhân, lừa mình dối ngƣời (...). Nay ta có ba
tạng kinh có thể siêu thoát khổ não, giải trừ tai ƣơng (...). Các ngƣơi từ xa xôi
tới đây, ta cũng muốn trao cho tất cả mang về, chỉ e ngƣời phƣơng đó ngu si lỗ
mãng hủy báng chân ngôn, không biết ý chỉ sâu xa trong đạo của ta.”
159
Trƣớc khi tìm hiểu dụng ý của Ngô Thừa Ân vì sao phải dông dài nhƣ thế,
cũng nên biết rằng đoạn văn trên đây của Tây Du hoàn toàn phù hợp với lịch sử
truyền giáo của nhà Phật.
Ba lần thỉnh pháp
Lịch sử đạo Phật ở Ấn Độ, khi chép về thời kỳ tu chứng của tu sĩ khổ hạnh
Cồ Đàm (Gautama), cho biết rằng lúc đắc quả Phật chánh đẳng chánh giác, ngồi
ở gốc cây Ajapala bên bờ sông Ni Liên Thiền (Neranjara), Đức Phật đã trầm tƣ