Thuyền không đáy vƣợt trùng dƣơng,
Xƣa nay cứu vớt muôn vàn sinh linh.
148
Chiếc thuyền trên bến bến Lăng Vân chính danh của nó là thuyền bát nhã.
Phật gọi cõi đời này là sông mê, biển khổ. Qua sông vƣợt biển cần phải dùng
thuyền. Con thuyền đạo pháp đƣa chúng sanh đến bến bờ giải thoát hay niết bàn
tịnh lạc chính là trí huệ, còn gọi là bát nhã 般若 (prajna).
Cái trí huệ bát nhã ấy không phải Phật đem trao, ban tặng cho chúng sinh,
mà bản thân chúng sinh đã có từ lâu. Nó vô thủy vô chung (không đầu không
cuối). Phật chỉ giúp đỡ cho chúng sinh tìm lại cái mà họ đã có sẵn. Phật chỉ là bà
đỡ, bà mụ; chúng sinh phải đẻ chứ Phật không đẻ giùm! Chính do ý đó mà trong
bài kệ về thuyền bát nhã, câu hai nói thuở hồng hoang (tiên thiên); câu năm nói
không đầu không cuối (bất sinh bất diệt); câu ba nói có ta (Phật) đây chèo
chống...
Phật là ngƣời đƣa đò cho chúng sinh sang bến giác; chúng sinh phải xuống
đò, phải tự bƣớc lên thuyền mà sang sông. Nói cách khác, chúng sinh phải tự
mình lên đƣờng; Phật chỉ là ngƣời dẫn dƣờng dắt lối, cho nên ngƣời đến đón
thầy trò Đƣờng Tăng mới có pháp hiệu là Tiếp Dẫn Phật Tổ.
Bát nhã còn gọi là bát nhã ba la mật đa (prajnaparamita). Ba la mật đa
(paramita) theo chữ Nho là đáo bỉ ngạn (qua tới bờ bên kia, bờ giác ngộ).
149
Khi
Đƣờng Tăng quay đầu lại thấy thuyền (hồi đầu thị ngạn), ấy mới chỉ là nhân. Có
nhân vẫn chƣa đủ, cho nên dù đã đƣợc Phật Tổ bảo đảm sẽ đi qua tới bến giác,
Đƣờng Tăng cứ mãi dùng dằng không muốn lên thuyền.
Phải chăng, đó cũng là tâm lý thế gian: làm Phật Tiên thời phần đông ai
cũng muốn cũng ham, nhƣng mà coi lại cõi trần, tuy bản chất (nói theo Phật) là
khổ, nhƣng hiện tƣợng (cảm nhận bằng trí phàm phu) cớ sao lại muôn màu
muôn vẻ; chèng ơi, vui quá! Cho nên bỏ đi cũng chẳng đành! Bởi vậy, trong Cao
Đài có bài thơ làm chứng cho nỗi lòng thế nhân ở bên này sông, một chân dợm
bƣớc xuống thuyền, mà một chân còn trì vào bờ lƣu luyến:
Điên đảo lòng con nỗi đạo đời,
Đời con rộn rực luyến mê chơi.
Đạo thì cũng muốn tu thành Phật,
Theo đạo thì con lại tiếc đời.
150