nhiệm. Kinh kệ, cúng bái, cầu siêu, sám hối, lập đàn, v.v... là hình nhi hạ học, là
ngoại giáo công truyền (exotericism), dành cho đại chúng.
Trái lại, con đƣờng đi tìm trăng sao cửa động (tìm tâm) của hành giả cô
đơn, âm thầm lặng lẽ, là hình nhi thƣợng học, là nội giáo tâm truyền
(esotericism), hay nói theo Bồ Đề Đạt Ma ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ Sáu là
giáo ngoại biệt truyền
.139
Trên bến Lăng Vân
Sau khi từ biệt Kim Đính Đại Tiên, mấy thầy trò Đƣờng Tăng tiếp tục đi
tới bến Lăng Vân và “nhìn thấy một dòng nƣớc cuồn cuộn, sóng vỗ tung trời,
rộng tới tám chín dặm, bốn phía tịnh không một bóng ngƣời.”
140
“Bến này nguyên chỉ có một cây cầu độc mộc.”
Đƣờng Tăng không chịu qua cầu, vì lẽ cầu ấy:
Muôn trƣợng cao một cọng cầu vồng,
Trơn nhƣ mỡ khó đặt chân...
141
Tuy nhiên Tề Thiên cứ nhất định bảo: “Phải bƣớc qua cây cầu này mới
thành Phật đƣợc chứ.”
142
Cây cầu trớ trêu ấy thực sự nằm chính trong thân con ngƣời. Trong phép tu
thiền của đạo Lão và Cao Đài, hành giả phải uốn cong đầu lƣỡi cho đụng vào
phía trong hàm trên (nơi gọi là cúa), tạo thành cây cầu nối liền hai bờ, là hàm
dƣới và hàm trên, nhƣ thế gọi là thƣợng thƣớc kiều.
143
Động tác này tạo thuận
lợi cho nƣớc miếng tiết ra nhiều. Nƣớc miếng (tân dịch) vốn đƣợc các đạo sĩ quý
báu, coi là một vị thuốc thiên nhiên sẵn có trong thân mỗi hành giả (nội dƣợc),
dùng để luyện nội đơn cho thành chánh quả (đắc đạo).
Giữa lúc Đƣờng Tăng còn phân vân chƣa dám qua cầu, bỗng có Tiếp Dẫn
Phật Tổ mang thuyền đến rƣớc qua sông. Truyện Tây Du tả đoạn này rất khéo:
“Tam Tạng quay đầu, chợt nhìn thấy phía hạ lƣu có một ngƣời đang chèo
thuyền bơi tới, cất tiếng gọi to: Lên đò! Lên đò!”
144
Đọc kỹ đoạn này, cần lƣu ý trình tự sự việc. Không phải vì Đƣờng Tăng
nghe tiếng gọi đò trƣớc rồi sau đó mới quay đầu lại. Chính nhờ Đƣờng Tăng
quay đầu lại trƣớc nên mới nhìn thấy ngƣời lái đò đang chèo tới.
Đò là để đƣa ngƣời qua sông, sang tới bờ bên kia (đáo bỉ ngạn). Đƣờng
Tăng quay đầu lại nhìn thấy đò tức là gặp đƣợc phƣơng tiện để sang bờ bên kia