GIẢI MÃ TRUYỆN TÂY DU KÝ - Trang 60

Hỏi, rồi lại đọc thêm xem cớ sự thế nào. Hóa ra, đạo đồng ấy vai vế rất lớn,

“đó là Kim Đính Đại Tiên ở quán Ngọc Chân dƣới chân núi Linh Sơn...

130

Đầu chƣơng nói chùa, bây giờ bảo quán!

Linh Sơn là đất Phật, Đƣờng Tăng tìm Phật để thỉnh kinh Phật, ai ngờ đến

cõi Phật thì lại gặp Tiên! Và ông Tiên đó lãnh nhiệm vụ của Quan Âm (Phật)
chờ đón ngƣời thỉnh kinh Phật! Ngô Thừa Ân phải chăng phóng túng ngòi bút
bất chấp tính nhất quán, nhất trí của câu chuyện?

Nhớ lại trong những hồi trƣớc đây, có nhiều đoạn kể việc Tề Thiên đập phá

đạo quán, chỉ trích đạo sĩ, lấy nƣớc tiểu giả làm “kim đơn”...

131

Có ngƣời dễ lầm

tƣởng rằng Ngô Thừa Ân bài bác Tiên, Lão và cổ vũ riêng cho Phật, Thích.
Thực sự không phải thế!

Tam Giáo một nguồn

Tây Du Ký dung hòa Tiên, Phật và chủ trƣơng Thích, Lão không khác nhau

về con đƣờng giải thoát. Đi Tiên thì về Phật. Đến Thích thì khởi đi từ Lão. Ẩn ý
này đƣợc thể hiện nhiều chỗ trong toàn bộ Tây Du. Chẳng hạn, ở đầu truyện, Tề
Thiên học đạo Tiên với Bồ Đề Tổ Sƣ, rồi sau quy y làm hòa thƣợng. Và cuối
truyện, trƣớc khi vào đất Phật, mấy thầy trò phải dừng chân nghỉ qua đêm ở
quán Ngọc Chân của Kim Đính Đại Tiên.

Có ngƣời cho rằng Phật lớn hơn Tiên. Qua Tây Du ngƣời ta có thể vin vào

nhiều chi tiết để cố minh chứng cho định kiến Tiên thấp hơn Phật. Chẳng hạn:
Lão Quân, Ngọc Hoàng (tiêu biểu cho bên Tiên) không trị đƣợc Tề Thiên, mà
chỉ có Phật Tổ Nhƣ Lai mới nhốt đƣợc Mỹ Hầu Vƣơng dƣới Ngũ Hành Sơn.
Hoặc vin ngay câu chuyện Kim Đính Đại Tiên đƣợc cắt cử làm tiếp tân trực
dƣới núi Linh Sơn đón khách.

Ngô Thừa Ân phải chăng đã khéo léo phủ nhận định kiến đó một cách kín

đáo? Bởi lẽ, khi Phật Tổ trao kinh Phật cho Đƣờng Tăng lại ân cần dặn dò rằng:
“Phải quý báu! Phải coi trọng! Bởi trong đó có phép màu đắc đạo thành
Tiên
...

132

Phật trao kinh Phật cho đệ tử Phật, để rồi theo đó con Phật tu hành sẽ đắc

đạo thành Tiên! Nhƣ vậy, theo Ngô Thừa Ân, dù Tiên hay Phật, dù Lão hay
Thích, sự khác nhau chỉ là danh xƣng, hình thức, cốt lõi vẫn là một. Đi xa hơn,
Ngô Thừa Ân còn gồm luôn cả Nho vào một bảng giá trị của chân lý giải thoát,
tuy rằng về cơ bản Nho hầu nhƣ thiên về nhập thế.

Quan điểm Tam Giáo đề huề, đồng đẳng của họ Ngô

133

đã đƣợc tác giả nói

ra bằng cách mƣợn lời Nhƣ Lai khi trao kinh cho Đƣờng Tăng: “Công đức của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.