những quyển kinh này không có gì sánh nổi. Tuy là giới luật của cửa ta (Phật
môn), nhƣng cũng là nguồn dòng của Tam Giáo...”
134
Lời tâm huyết của Nhƣ Lai trên điện Lôi Âm cũng là lời vua Trần Thái
Tông sau khi đại ngộ, đã ân cần gửi gắm trong sách Khóa Hƣ Lục, bài Phổ
Khuyến Phát Bồ Đề Tâm:
Vị minh nhân vọng phân Tam Giáo,
Liễu đắc để đồng ngộ nhất tâm.
135
Nghĩa là:
U mê đời lầm lẫn mà coi Tam Giáo khác nhau,
Khi đạt đƣợc gốc cội rồi đều giác ngộ một tâm.
Đƣờng vô xứ Phật
Ngủ một đêm tại quán Ngọc Chân, hôm sau mấy thầy trò chuẩn bị lên
đƣờng. Tề Thiên nói với Kim Đính Đại Tiên: “Sƣ phụ tôi đang sốt ruột muốn
bái Phật, phải đi ngay đừng chậm trễ nữa.”
Đại Tiên cƣời khà khà dắt tay Đƣờng Tăng dẫn vào cửa pháp môn. Nguyên
con đƣờng này không ra lối cổng chùa, mà từ gian giữa trong quán, đi xuyên
qua lối cửa sau. Đại Tiên chỉ Linh Sơn nói: “Nơi ấy là núi Linh Thứu, thánh địa
của Phật Tổ đấy.”
136
Nói cách khác, muốn đi vô đất Phật, chỉ có con đƣờng một chiều nhƣ trên.
Không thể nào đi lộn trở ra. Con đƣờng này đƣa vào lối phía sau. Chi tiết này
gợi nhớ đến lúc Mỹ Hầu Vƣơng cầu đạo ở Tà Nguyệt Tam Tinh động, phải “đi
vào bên trong, đóng cửa giữa lại, rồi đi vào lối cửa sau, ở chỗ kín ấy sƣ phụ sẽ
truyền đạo cho.”
137
Học tu theo Lão hay Phật, đi vào con đƣờng thiền, tức là hành giả chọn con
đƣờng hƣớng nội (đi vào trong). Đi ra (hƣớng ngoại), chỉ gặp âm thanh sắc
tƣớng; nói theo Phật, đó là huyễn ảo. Đạo Đức Kinh, Chƣơng XII có câu:
“Thị dĩ thánh nhân vị phúc bất vị mục.”
138
(Cho nên thánh nhân vì bụng
chứ không vì mắt.) Đó là ám chỉ hành giả phải quay vào, quay vô trong, đừng
nhìn ra ngoài, nhƣ thế mới gặp đƣợc chân, bỏ đƣợc giả.
Theo truyền thống phƣơng Đông, giáo pháp chỉ bày con đƣờng tu thiền
phải mật truyền, giống nhƣ Bồ Đề Tổ Sƣ dạy Hầu Vƣơng ở cửa sau, nơi chỗ kín