Khử diệt thất tình an tánh thiện,
Tu hành phải để chí không không.
128
Núi Bàn Ty nằm gần suối Trạc Cấu, và Thất Tinh đã đƣợc chuyển hộ khẩu
về thƣờng trú ở đó, theo ẩn ý của Ngô Thừa Ân, có nghĩa rằng trƣớc sau gì cũng
sẽ đoạn trừ xong đƣợc thất tình. Đoạn diệt đƣợc, thì Tam Tạng mới có thể tiếp
tục lên đƣờng thỉnh kinh (truy cầu chân lý tối thƣợng).
Hiểu trên lý thuyết là đơn giản, nhƣng trong thực nghiệm tâm linh của hành
giả cổ kim, có biết chăng đã không ít kiếm khách phải bẻ kiếm bên trời mà
ngậm ngùi than dài thở vắn.
Than rằng:
Thế gian là một trƣờng thi,
Tâm trần duyên cảnh dễ gì thoát ra.
Diệt trừ sáu bảy mƣời ba,
Trăm năm trong cõi ngƣời ta dễ gì!
19-3-1992
Bổ túc 28-5-2010
---o0o---
8. Nẻo Về Bên ấy
Có đi ắt có đến. Cuối cùng, thầy trò Đƣờng Tăng cũng đặt chân tới cảnh
giới của Phật. Thấy Đƣờng Tăng mải mê ngắm cảnh đẹp, Tề Thiên nhắc khéo:
“Sƣ phụ những lúc gặp cảnh giả, Phật tƣợng giả thì vội sụp ngƣời lạy. Bây giờ
gặp cảnh thật, Phật tƣợng thật lại chẳng xuống ngựa là cớ sao?” Tam Tạng
nghe vậy, vội vàng xuống ngựa, bƣớc tới cửa tòa lầu, nhìn thấy một đạo đồng
đứng nghiêng ngƣời trƣớc cổng chùa...
129
Đọc chậm rãi tới đây, nếu tinh ý một chút, ngƣời đọc dừng lại tự hỏi: Sao
lạ vậy? Tại sao trƣớc cổng chùa không bố trí một chú tiểu, sa di, tỳ kheo hay hòa
thƣợng? Tại sao trƣớc cổng chùa lại để một đạo đồng? Phải chăng sơ tâm nên
viết lẫn lộn? Đạo đồng sao không đứng nơi đạo quán (Lão, Tiên) mà ra cổng
chùa (Thích, Phật) để đón Đƣờng Tăng?