(bỉ ngạn) cũng là bờ giác ngộ (bến giác) hay cõi Phật. Bờ bên này là luân hồi
sanh tử (bờ mê).
Nói rằng Đƣờng Tăng quay đầu lại thấy đò, tức là sẽ thấy bờ bên kia; ở đây
truyện Tây Du muốn ám chỉ bốn chữ của nhà Phật: Hồi đầu thị ngạn (quay đầu
là bờ)
145
Con ngƣời phàm phu hƣớng ngoại cứ đi hoài trong cõi hồng trần, lênh đênh
trên biển khổ sóng gió chập chùng (khổ hải vạn trùng ba).
146
Nhƣng trong tự
thân con ngƣời đã có sẵn chủng tử của Phật (Phật tính), do đó, một khi con
ngƣời sực tỉnh dừng bƣớc giang hồ, quay đầu lại thì không còn tiếp tục đi sâu
vào biển trần nữa, bến giác sẽ hiện ra.
Do triết lý đó mà có câu chuyện mƣời tám ông ăn cƣớp, vừa mới kịp buông
dao giã từ đời oan khiên nghiệp chƣớng, lập tức đã trở nên thập bát la hán trang
nghiêm cho đời sùng mộ, kính ngƣỡng.
Trở lại chuyện chiếc thuyền (hay con đò). Nó không có đáy! Đƣờng Tăng
hỏi ngƣời lái đò: “Thuyền của ngài là thuyền hỏng, không đáy, qua sông làm
sao?”
147
Thuyền có đáy là thuyền hữu hình cõi tục. Nó chỉ có thể chở khách trần đi
từ bờ mê này sang bến mê kia. Thuyền có đáy dù to đến mấy, sức chở ngƣời
cũng có giới hạn.
Thuyền không đáy là thuyền vô hình cõi Tiên cõi Phật. Nó đƣa khách trần
lìa bến mê sang bờ giác. Nó không đáy mà chở ngƣời vô hạn. Không có sóng dữ
nào nhận chìm đƣợc.
Chính vì huyền diệu nhƣ thế nên thuyền ấy đƣợc Phật Tổ tán thán rằng:
Thuyền ta đây:
Thuở hồng hoang từng nổi tiếng,
Có ta đây chèo chống giỏi giang.
Sóng to gió cả vững vàng,
Không đầu không cuối bƣớc sang cõi lành.
Quay về gốc, bụi trần chẳng bợn,
Muôn kiếp đày, thanh thản qua sông.