Huệ Khả chặt tay cầu đạo với Đạt Ma (tranh Nhật, thế kỷ 16)
Vì sao A Nan và Ca Diếp sợ ngƣời sau chết đói?
Ngoài ý nghĩa pháp bất khinh truyền và phải đánh đổi nhƣ trên, cũng nên
chú ý đến lời nói của A Nan và Ca Diếp: “Hai vị tôn giả cƣời nói: Hà! Hà! Tay
trắng trao kinh truyền đời, ngƣời sau đến chết đói mất.” Tại sao lại là ngƣời sau
chết đói? Tại sao có chuyện ăn uống nơi đây?
Xin thƣa, đạo giải thoát cũng đƣợc gọi là pháp thực 法 食. Con ngƣời thân
xác hữu cơ vốn cần có thực phẩm hữu cơ nuôi dƣỡng thì con ngƣời tâm linh
cũng cần có đạo pháp làm thực phẩm dƣỡng nuôi tâm linh.
Muốn cho đời này sang đời khác vẫn có đƣợc pháp thực nuôi tâm linh con
ngƣời thì đạo pháp phải đƣợc trƣờng lƣu. Muốn đạo pháp trƣờng lƣu bất tận thì
phải có con ngƣời xứng đáng nắm giữ đạo pháp để xiển dƣơng và hoằng giáo.
Đạo tuy thiêng liêng, nhƣng bắt buộc phải có vai trò chủ sử của con ngƣời. Bởi
thế, sách Nho có câu: Nhân năng hoằng Đạo, phi Đạo hoằng nhân.
164
Nếu dể duôi truyền đạo pháp cho ngƣời không xứng đáng, chẳng những kẻ
ấy không thể hoằng dƣơng đƣợc chánh pháp mà còn khiến cho dòng đạo pháp
suy tàn, bế tắc. Nhƣ thế, đời sau sẽ không còn hƣởng đƣợc vị ngọt pháp thực
nữa, nghĩa là tâm linh con ngƣời sẽ đói, chết đói.
Chính vì lẽ sống còn này mà các bậc giáo tổ ngày xƣa trƣớc khi đƣợc lãnh
trọng trách, đã phải chịu thử thách, chịu bầm dập đủ điều từ nội tâm tới thân xác
và ngoại cảnh.