GIẢI MÃ TRUYỆN TÂY DU KÝ - Trang 84

Huệ Khải

1993

Bổ túc 16-6-2010

---o0o---

Trích dịch

Ngày mùng 1 tháng 4 âm lịch (24-4-1219), chúng tôi đến nơi hạ trại của

Khả Hãn Tamuga. Lúc này tuyết bắt đầu tan, cỏ xanh phơn phớt một màu. Khi
chúng tôi đến, trong trại đang làm một đám cƣới. Các thủ lĩnh mấy bộ tộc quanh
đấy năm trăm dặm đến dự, mang nhiều lễ vật chúc mừng. Những chiếc xe đen
và lều bạt xếp thành dãy dài, ắt hẳn có đến hàng ngàn khách.

Ngày mùng 7, thầy Khƣu hội kiến Khả Hãn và ông hỏi thầy về thuật trƣờng

sinh bất tử. Thầy đáp chỉ những ai ăn chay và giữ gìn quy giới mới có thể luận
bàn thuật ấy. Cả hai thỏa thuận rằng ông sẽ đƣợc truyền bí thuật vào ngày rằm.
Nhƣng bấy giờ tuyết rơi nhiều và việc đƣợc gác lại. Hoặc có thể Khả Hãn đổi ý,
vì ông bảo sẽ chẳng đúng đạo lý nếu ông hƣởng trƣớc cha mình (Đại Hãn) bí
thuật này trong lúc Đại Hãn đã vất vả triệu thỉnh thầy đến đây từ ngàn trùng
cách trở. Tuy nhiên Khả Hãn truyền lệnh cho A-li-hsien phải đƣa thầy trở lại sau
khi đã triều kiến Đại Hãn xong.

Xứ này sáng lạnh, chiều tối nóng; có nhiều cây trổ hoa vàng. Dòng sông

chảy về đông bắc. Hai bên bờ mọc nhiều thân liễu cao. Ngƣời Mông Cổ dùng
cây liễu làm khung lều. Sau mƣời sáu ngày đƣờng, chúng tôi đến một nơi mà
dòng sông Kerulan uốn vòng về tây bắc, bao quanh mấy ngọn núi. Vì thế chúng
tôi không theo dòng sông đi đến tận nguồn, mà quày sang tây nam, đi theo lối
ngựa trạm.

192

Những ngƣời Mông Cổ chúng tôi gặp nơi đây đều hân hoan khi

thấy thầy; họ bảo đã mong chờ thầy từ năm ngoái...

Các đỉnh núi lớn giờ đây dần dần trông rõ hơn. Từ đấy trở đi, khi chúng tôi

đi về hƣớng tây, vẫn còn là vùng đồi núi và dân cƣ đông đúc. Dân chúng sống
trên các cỗ xe đen và trong những mái lều trắng; họ đều là thợ săn và ngƣời chăn
thú. Quần áo họ may bằng da thú, lông thú, lƣơng thực là thịt và sữa cô đặc. Đàn
ông thắt tóc thành hai bím, thòng phía sau tai. Phụ nữ có chồng đội nón làm
bằng vỏ cây phong (birch), có cái cao khoảng sáu tấc. Thƣờng họ phủ lên nón
chiếc khăn len đen; nhà giàu dùng lụa đỏ. Đuôi nón giống con vịt, gọi là ku ku
(...).

Ngày 27 tháng 8 âm lịch (15-9-1219), chúng tôi đến chân núi Yin. Một số

ngƣời Uighurs ra gặp chúng tôi, và vậy là chúng tôi đã tới một thị trấn nhỏ. Viên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.