GIẢI MÃ TRUYỆN TÂY DU KÝ - Trang 90

Câu “Nƣớc thận từ mi về đầu lƣỡi” chính là dạy uốn cong đầu lƣỡi để tạo

ra tân dịch (nƣớc miếng) lúc hành thiền.

207

Ngô Thừa Ân rõ ràng rất tôn trọng đạo Lão, coi Lão là chánh pháp ngang

hàng với Nho, Phật. Tây Du Ký kể rằng tại chùa Lôi Âm, khi trao kinh Phật cho
Đƣờng Tăng, Phật Tổ Nhƣ Lai dặn dò: “Cái thử nội hữu thành Tiên liễu đạo chi
ảo diệu.”
Nghĩa là: Trong đó có phép mầu đắc đạo thành Tiên.

208

Vì cho Nho, Thích, Lão đồng đẳng, xếp chung một bảng giá trị, nên khi

trao kinh cho Đƣờng Tăng thì Phật Tổ cũng dạy: “Tuy vi ngã môn chi quy giám,
thật nãi Tam Giáo chi nguyên lƣu.”
Có nghĩa rằng: Tuy là giới luật cửa Phật ta
nhƣng thật sự cũng là nguồn dòng Tam Giáo.

209

Quả thực bao hàm trong Tây Du Ký là dòng tƣ tƣởng Tam Giáo đồng tông

hay đồng nguyên. Ngô Thừa Ân và Tây Du Ký bất hủ là do nhiều yếu tố, nhƣng
thiết tƣởng phần lớn cũng vì tác giả truyện Tây Du đã có tƣ tƣởng rất trong sáng,
đã siêu vƣợt lên mọi xu hƣớng độc tôn về triết giáo.

16-7-1993

Bổ túc 28-6-2010

5. Đƣờng Tăng Thỉnh Kinh Hƣ Cấu Và Lịch Sử

Trên đây, Phụ Lục 2: Hƣ Thực Đôi Điều, cho biết rằng ngoài tác phẩm của

Ngô Thừa Ân, đời nhà Minh còn có bộ Tây Du Ký Truyện của Dƣơng Chí Hòa,
gồm bốn mƣơi mốt hồi. Nhƣng trƣớc Dƣơng Chí Hòa và Ngô Thừa Ân, câu
chuyện tây du thỉnh kinh của sƣ Huyền Trang đời Đƣờng đã từng đƣợc thần kỳ
hóa, truyền khẩu trong dân gian, dựng thành tuồng hát...

Lỗ Tấn cho biết xƣa đã có sách Đại Đƣờng Tam Tạng Thủ Kinh Thi Thoại

với nhân vật Hầu Hành Giả [Tề Thiên]; tạp kịch đời Minh có Đƣờng Tam Tạng
Tây Thiên Thủ Kinh,
cũng gọi tên là Tây Du Ký, trong đó lại bỏ bớt nhân vật
Tôn Ngộ Không. Theo Lỗ Tấn, “ban đầu không có những chuyện kỳ lạ đặt bày,
thế mà về sau các tiểu thuyết nói đến chuyện tinh quái khá nhiều. (...) Từ cuối
Đƣờng cho đến Tống, Nguyên cứ dần dần diễn thành chuyện thần dị...”

210

thế, trong thực tế ở Trung Quốc từ xƣa đã có nhiều dị bản về truyện Tây

Du, tuy nhiên nhiều ngƣời vẫn quen thuộc với các tình tiết trong bản Tây Du Ký
Diễn Nghĩa
của Ngô Thừa Ân, vì tác phẩm này đƣợc phổ biến nhất. Khi đối
chiếu tiểu thuyết

211

với lịch sử cho thấy nhiều điểm gần trùng hợp, rất thú vị.

Cuộc đời (thân thế) và sự nghiệp (cuộc thỉnh kinh) Đƣờng Tăng (Đƣờng Tam
Tạng Pháp Sƣ Huyền Trang) trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân hoàn toàn là hƣ
cấu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.