hỏi nhiều, lại càng hoang mang vì những kiến giải khác nhau của các sƣ, các
tông phái, ông muốn sang Ấn Độ khảo cứu đạo Phật tận gốc.
Năm 626 (31 tuổi), gặp một cao tăng Ấn Độ từ chùa Na Lan Đà theo đƣờng
biển sang Trung Quốc, ông càng nung chí sang Ấn học Phật. Nhƣng khi ông
dâng biểu xin qua Ấn, triều đình không cho phép.
Năm 629 (34 tuổi), ông lên đƣờng đi về phƣơng tây (thừa cơ hội vua
Đƣờng Thái Tông, vì mƣa đá mất mùa, cho dân đói ở kinh thành đƣợc tự do di
tản mƣu sinh).
Hành trình thỉnh kinh của ông gồm bốn giai đoạn nhƣ sau:
Từ thành Tràng An tới ải Ngọc Môn Quan, là hết địa phận Trung Quốc, rồi
đi vào sa mạc Gobi.
Từ sa mạc Gobi đi qua các nƣớc nhỏ ở Trung Á, vƣợt dãy núi Hy Mã Lạp
Sơn tới biên giới Ấn Độ.
Từ nƣớc Ca Tất Thi,
215
chu du Ấn Độ, và tu học tại chùa Na Lan Đà
(Narandha).
Rời Ấn Độ về Trung Quốc, nhƣng không theo đƣờng cũ.
B. Theo Ngô Thừa Ân, vâng lời Bồ Tát Quan Âm dạy, Đƣờng Tăng đi sang
chùa Lôi Âm, nƣớc Thiên Trúc, thỉnh kinh đại thừa về cầu siêu cho các âm
hồn.
216
4. Hai ngƣời hộ tống Đƣờng Tăng
A. Theo sử, cùng với một nhà sƣ, Đƣờng Tăng rời thành Tràng An.
217
Tới
Tần Châu, ở một đêm; rồi cùng một ngƣời đi Lan Châu, ở một đêm; rồi theo một
ngƣời chăn ngựa đi Lƣơng Châu. Ở Lƣơng Châu một tháng mới trốn đƣợc ra
khỏi thành. Bị quan trấn thủ cho truy bắt, nhƣng ông đƣợc một nhà sƣ cho hai
học trò dẫn đƣờng, ngày ẩn núp tối mới dám đi.
218
Đến đƣợc Qua Châu,
219
hai
nhà sƣ dẫn đƣờng quay về.
B. Theo Ngô Thừa Ân, khi rời thành Tràng An, Đƣờng Tăng đƣợc vua
Đƣờng Thái Tông cho ngựa và hai ngƣời theo hộ tống. Họ đến Củng Châu, rồi
sang Hà Châu đƣợc quan trấn thủ đón tiếp đàng hoàng. Nghỉ một đêm, sáng sớm
hôm sau họ vƣợt biên giới, hai ngƣời hộ tống bị ba con yêu cọp, gấu, trâu ăn
thịt.
220
(Hai ông sƣ bán đồ nhi phế − bỏ về nửa chừng − trong sử đã đƣợc Tây Du
Ký hƣ cấu thành hai ngƣời hộ tống bị yêu tinh ăn thịt.)