thời gian không thay đổi: một ngày chỉ có 24 giờ. Do vậy, nếu giải các
bài toán không chuyên môn mất nhiều thời gian thì thời gian dành cho
các bài toán chuyên môn sẽ giảm và số lượng các bài toán chuyên môn
có thể nhận giải trong cuộc đời cũng giảm theo. Ví dụ, liệu một người
có thể giải quyết nhiều và tốt vấn đề chuyên môn của mình không, nếu
như trí óc của người đó còn đang bận tâm với nhiều vấn đề gia đình
hoặc bạn bè, đồng nghiệp còn chưa giải xong.
Tóm lại chỉ đào tạo nghề nghiệp chuyên môn là phiến diện, không phù
hợp với thực tế công việc và cuộc sống.
4) Cùng với các quyền tự do, dân chủ tăng lên, không chỉ nhu cầu việc
làm (kinh tế) mà còn nhiều nhu cầu khác của con người đòi thỏa mãn cũng
tăng lên. Hạnh phúc của con người tùy thuộc vào việc các nhu cầu đó là
những nhu cầu gì và chúng được thỏa mãn như thế nào. Ngay cả nhà chuyên
môn có việc làm, lương cao vẫn phải giải những bài toán ngoài chuyên môn,
kể cả những bài toán dù có nhiều tiền có khi cũng không giúp ích gì, như
hôn nhân, giáo dục con cái… Các nhà chuyên môn do chỉ được học các kiến
thức hẹp, phương pháp hẹp, họ trở nên lúng túng khi phải giải các bài toán
ngoài chuyên môn. Với cách đào tạo các nhà chuyên môn như hiện nay,
trong cuộc sống, công việc, chúng ta có thể gặp những nhà chuyên môn xuất
sắc, nhưng ngoài chuyên môn ra, họ khá bất hạnh. Không phải ngẫu nhiên
mà M. Planck nhấn mạnh: "Chức năng của trường học không phải là cung
cấp các kinh nghiệm chuyên môn mà là bồi dưỡng, luyện tập tư duy có
phương pháp một cách nhất quán".
Mặc dù giáo dục - đào tạo của nhiều nước đặt vấn đề đào tạo những con
người phát triển toàn diện và thể hiện được hết các tiềm năng của mình
nhưng cách hiểu và cách làm "toàn diện" thì tương tự như đào tạo các nhà
tổng quát: dạy và học mỗi thứ một ít, một cách rời rạc, không tạo nên sức
mạnh tổng hợp, thống nhất (hệ thống).
Vậy hệ thống giáo dục - đào tạo cần có phải như thế nào? Dưới đây là vài
ý kiến mang tính chất phác thảo nhìn dưới góc độ PPLSTVĐM và sẽ được