GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 1 - Trang 140

gió lùa vào xe cũng thay đổi. Điều này cho phép tôi giả thiết là anh không chỉ ham hoạt động mà còn

thích sưởi nắng cho thật đều khuôn mặt của mình. Sự thay đổi tốc độ gió lùa vào xe là sự thể hiện cảm

hứng của người lái xe. Tóm lại, qua nghiên cứu nhiều người lái xe trên nhiều đoạn đường, tôi thấy họ

rất đa dạng, tuy nhiên có thể nhấn mạnh điểm chung, đáng lưu ý: họ thích sưởi nắng, thích hưởng gió

mát theo sở thích riêng của mình. Không nghi ngờ gì nữa, kết luận trên có thể coi là điều khẳng định,

được chứng minh rõ ràng. Từ đó suy ra: để người lái xe làm việc tốt cần tạo điều kiện để họ thỏa mãn

các sở thích riêng”.

Tình huống và bản báo cáo tưởng tượng nói trên phản ánh sự tương tự với

những tình huống, ở đó nhà tâm lý nghiên cứu xem người giải suy nghĩ và
hành động như thế nào để đi từ bài toán đến lời giải (như những người lái xe
đưa xe đi từ A đến B, từ B đến C). Chúng ta hãy cùng "mổ xẻ" chúng:

Người lái xe, muốn lái xe đến đích phải nhìn rõ đường và đưa xe đi đúng

tuyến đường. Con đường đối với người lái xe là khách quan, độc lập đối với
anh ta. Trên đoạn đường BC quanh co uốn khúc, lên dốc xuống đèo, người
lái xe không thể làm gì khác hơn là phải bẻ tay lái, lúc sang trái, lúc sang
phải và thay đổi số nhiều lần… Người nghiên cứu theo cách tiếp cận truyền
thống không chú ý đến khía cạnh khách quan đó mà chỉ tập trung vào người
lái xe (khía cạnh chủ quan) theo kiểu "mắt không rời anh ta một giây" (xem
Hình 22). Nhà nghiên cứu xem những hoạt động tư duy – tâm lý của người
lái xe là điều quyết định để lái được xe từ B đến C, thậm chí, lầm lẫn giữa
bản chất và hiện tượng ("thích sưởi nắng cho thật đều khuôn mặt của mình",
"cần tạo điều kiện để họ thỏa mãn các sở thích riêng"
).

Khái quát hóa lên, ta có thể coi trong sáng tạo của con người có hai khía

cạnh: chủ quan và khách quan. Trong đó, những quy luật phát triển khách
quan của sự vật là gốc, tương tự như con đường đối với người lái xe: anh
phải đi theo tôi, nếu không anh sẽ không đến đích, thậm chí bị tai nạn. Ví
dụ, trên đoạn đường thẳng AB, người lái xe nếu "hết đánh vô lăng sang phía
bên này lại đánh vô lăng sang phía bên kia
" thì không chỉ lạc đường, xe có
thể lăn xuống ruộng. Ở đoạn BC quanh co, uốn khúc, lên dốc, xuống đèo,
nếu người lái xe giữ tay lái thẳng thì xe đâm xuống vực. Phải chăng phương
pháp thử và sai (xem các mục 2.2.Phương pháp thử và sai2.3. Các ưu và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.