nhược điểm của phương pháp thử và sai) có nhiều phép thử – sai mò mẫm
với những "trả giá", "tai nạn" của người giải trước khi đi đến lời giải đúng
của bài toán là do người giải không nhìn thấy con đường – quy luật phát
triển khách quan.
G.S. Altshuller cho rằng các nhà sáng tạo học phải ưu tiên đi tìm những
quy luật phát triển khách quan (những con đường) và người sáng tạo tốt là
người sau khi nắm các quy luật nói trên biết điều khiển tư duy và hành động
đi theo chúng, tương tự như người lái xe thấy rõ đường và đưa xe đi đúng
đường. Về điều này, Lê-nin đã từng nhắc nhở: "Biện chứng của sự vật
(khách quan – người viết nhấn mạnh) tạo lập biện chứng của ý tưởng (chủ
quan – người viết nhấn mạnh), chứ không phải ngược lại".
4.2.3. Cơ chế định hướng và tư duy định hướng
Trong các nhược điểm của phương pháp thử và sai (xem mục 2.3.2. Các
nhược điểm của phương pháp thử và sai) có nhược điểm "thiếu cơ chế định
hướng từ bài toán đến lời giải".
Giả sử chúng ta đã tìm ra cơ chế định hướng rồi (xem Hình 24), thì sao?
Hình 24: Phương pháp thử và sai cần cơ chế định hướng
Rõ ràng lúc đó, người giải chỉ cần tập trung thử những phép thử theo
chiều của cơ chế định hướng, không thử những phép thử ngược với cơ chế