Hình 25: Cơ chế định hướng lý tưởng
Người ta thường chỉ tiệm cận đến cái lý tưởng trong trường hợp chung.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, người ta có thể đạt được lý
tưởng. Điều này đã xảy ra trên thực tế, trước khi có TRIZ. Ví dụ, trước đây
khi cần giải phương trình bậc hai:
ax
2
+ bx + c = 0 (1)
người ta cần biến đổi thành phương trình tích:
(x − e)(x − e) = 0 (2)
từ đó rút ra nghiệm x1 = d và x
2
= e
Ở thời kỳ này, phương pháp thông dụng để biến phương trình (1) thành
phương trình (2) là phương pháp thử và sai, phụ thuộc rất nhiều vào "tư
chất" của người giải và các con số a, b, c cụ thể. Để đi đến lời giải, số lượng
các phép thử – sai có thể rất lớn.
Sau khi có "cơ chế định hướng", người giải bằng "tư duy định hướng" chỉ
cần thực hiện một phép thử là chắc chắn dẫn đến lời giải. Phép thử đó là: