GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 1 - Trang 33

6. Hai điểm 2) và 5) cho thấy cơ hội sau: Vì thực hiện xong giai đoạn áp

dụng thành phẩm vào thực tế (đổi mới hoàn toàn – bài toán giải xong) mới
có sự phát triển hiện thực rộng rãi nên người giải bài toán có thể kế thừa
ngay kết quả của các giai đoạn trước đó, không nhất thiết bắt đầu từ giai
đoạn đầu tiên. Vậy, ai làm được đổi mới hoàn toàn sớm, người đó về đích
sớm, thậm chí sớm hơn cả quê hương tác giả của thành phẩm, có khi còn
sớm hơn cả tổ chức chế tạo, sản xuất ra chính thành phẩm, nơi tưởng rằng sẽ
tiếp nhận thành phẩm đầy đủ, ổn định và bền vững trước các nơi khác.

Câu chuyện dưới đây về việc người Nhật áp dụng quản lý chất lượng toàn

diện (Total Quality Management) minh họa cho ý nói trên:

Cho đến tận một số năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, chất lượng

hàng hóa Nhật Bản, nói chung, thấp hơn nhiều so với Mỹ và Tây Âu, đến
nỗi trở thành định kiến trong đầu người phương Tây. Bob Hope, nghệ sĩ hài
nổi tiếng của Mỹ lợi dụng tâm lý đó và thực hiện tiết mục sau. Ông chạy ra
sân khấu, làm các động tác diễn tả thái độ buồn bực, tuyệt vọng với mức độ
ngày càng tăng. Người xem hiểu rằng, cứ đà này, chịu hết nổi, anh chàng sẽ
tự tử. Quả nhiên, ở phút cao trào, nghệ sĩ hài rút từ túi ra khẩu súng lục, kê
vào thái dương và bóp cò. Bóp cò mà súng không nổ. Tức quá, anh ta đưa
khẩu súng lại gần mắt để xem xét rồi đọc to dòng chữ trên khẩu súng: Sản
xuất tại Nhật Bản (Made in Japan).
Chỉ thế thôi mà khán giả ngồi dưới ôm
bụng bò lăn, bò càng ra cười một cách khoái trá. Thành công đạt được là do
tiết mục của Bob Hope cộng hưởng với các ý nghĩ có sẵn từ lâu của người
xem về chất lượng thấp của hàng hóa Nhật Bản.

Trong khoảng từ năm 1938 đến năm 1945, ở Mỹ, hai nhà khoa học là

Walter A. Shewhart và W. Edwards Deming nghiên cứu, công bố và thử
nghiệm những cái mà sau này gọi là quản lý chất lượng toàn diện (Total
Quality Management – TQM). Trong khi các doanh nghiệp Mỹ chưa mấy
hào hứng với quản lý chất lượng toàn diện thì các doanh nghiệp Nhật tiếp
nhận nó một cách đầy đủ, ổn định và bền vững. Giáo sư Deming vào những
năm 1947, 1950, 1951, 1952, 1955 và 1956 được mời sang Nhật dạy quản lý
chất lượng toàn diện cùng nhiều chuyên gia Mỹ khác nữa, trong đó phải kể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.