xác. Trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định, tri giác có thể bị sai
lệch. Ví dụ, các ảo ảnh thị giác (ảo giác) dưới đây, xem Hình 50.
Bộ óc con người có tính chất: Ngay cả khi cách ly đối tượng cho trước để
chủ thể không còn trực tiếp thu thông tin từ đối tượng cho trước thông qua
các giác quan, trong óc chủ thể vẫn còn lưu giữ (xem mục nhỏ 6.4.1. Trí
nhớ) hình ảnh tri giác (còn gọi là biểu tượng) về đối tượng cho trước. Lúc
này, biểu tượng không còn cụ thể như tri giác mà trở nên trừu tượng: Giữ lại
những gì chung, phổ biến về loại đối tượng cho trước, lược đi các chi tiết
đặc trưng cụ thể của từng đối tượng cụ thể thuộc loại đối tượng cho trước.
Trong óc con người, các biểu tượng còn được tiếp tục khái quát hóa thành
các khái niệm, phản ánh các thuộc tính bản chất, chung cho nhiều hiện
tượng, sự vật. Người suy nghĩ giải bài toán có nghĩa, người đó làm việc với
các thông tin trong óc, là các biểu tượng, khái niệm (ý nghĩ) được đặt tên
bằng các từ ngữ. Nói cách khác, tư duy không tách rời ngôn ngữ.
Hình 50: Một số ảo giác: thật không dễ dàng “nhìn” mà “thấy”. Trong
tư duy, vấn đề thu thông tin và hiểu thông tin còn phức tạp hơn nhiều