“Đây không phải tiền con làm” và ném tiền vào đống lửa. Chàng trai không
còn đứng yên, chàng trai xông lại sát đống lửa, chịu bỏng, hai bàn tay gạt
củi cháy, than hồng, giật lại những đồng tiền. Bấy giờ, ông bố mới âu yếm
ôm lấy chàng trai và nói: “Đây mới đúng là tiền con tự kiếm được”.
Qua câu chuyện, chúng ta có thể thấy, trước khi tự làm ra tiền, chàng trai
đã hiểu “tiền” đến mức giá trị: Tiền có thể mua được gì, chơi được gì.
Nhưng khi giá trị ấy bốc cháy trong đống lửa, chàng trai dửng dưng, vô cảm,
không hề hành động. Sau khi phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt, tự kiếm tiền
được bằng lao động chân chính của mình, chàng trai mới hiểu “tiền” đến
mức năm: Mức giá trị kèm theo xúc cảm thúc đẩy hành động theo giá trị ấy.
Kết quả, chàng trai đã hành động, một hành động rất dũng cảm trên cơ sở
trân trọng, gìn giữ, xả thân bảo vệ thành quả lao động của mình. Xúc cảm ở
đây chính là “của đau” thì “con xót”.
Năm mức độ hiểu trình bày ở trên giúp bạn đọc tự kiểm tra mình khi tiếp
thu thông tin, xem mình hiểu đến mức nào để đi tiếp. Rõ ràng, muốn có
được hành động, hiểu theo nghĩa tốt đẹp, bạn cần phấn đấu đạt đến mức độ
hiểu thứ năm: Hiểu giá trị kèm theo xúc cảm thúc đẩy hành động thực hiện
giá trị đó.
Mục nhỏ 6.4.2 này viết dành riêng cho giai đoạn tiếp thu thông tin
(xem các Hình 43 và Hình 44). Tuy vậy, các ý vừa trình bày hoàn toàn
có thể và cần được dùng bất kỳ lúc nào trong tất cả các giai đoạn của
quá trình tư duy, nếu ở đó có sự biến đổi thông tin. Nói như Kant: “Tư
duy có nghĩa là nói với chính mình... lắng nghe chính mình”. Điều này
có nghĩa, trong suốt quá trình suy nghĩ, dù nghĩ thầm trong óc, người
suy nghĩ nhiều lần thay đổi vai trò: Lúc đóng vai trò phát, lúc đóng vai
trò thu thông tin. Chưa kể, người suy nghĩ còn đóng vai trò biến thông
tin từ dạng này sang dạng khác cả về hình thức lẫn nội dung. Mỗi lần
như vậy, người suy nghĩ cần chú ý tiếp thu lại và hiểu những thông tin
đó theo năm mức để kiểm tra lập luận của mình. Tinh thần chung là nếu
chưa hiểu thì không nên đi tiếp.