Đi vào cụ thể, nhìn theo góc độ ngữ nghĩa của ngôn ngữ, tình hình còn
phức tạp hơn: Sự không trùng nhau giữa các nghĩa ấn định và các nghĩa diễn
giải là do các đặc thù của ngôn ngữ con người mà người phát hoặc/và người
thu không chú ý đến. Người viết liệt kê dưới đây một số trong các bẫy ngôn
ngữ đó:
1. Từ ngữ là tên gọi bản sao của đối tượng cho trước. Những người
khác nhau tuy sử dụng cùng một từ ngữ nhưng có trong đầu những bản
sao khác nhau. Ví dụ, một người ở trong nhà, nghe người vừa ở ngoài
đường về nói: “Trời rét quá”. Thấy vậy, người đó mở cửa đi ra đường,
quay về lại bảo: “Trời thế mà kêu rét”.
2. Từ ngữ như là tên gọi (hình thức, cái vỏ) hầu như không thay đổi
theo thời gian. Trong khi đó, nội dung bản sao của các từ ngữ phản ánh
các đối tượng được đề cập đến, có thể thay đổi theo nhiều hướng như
mở rộng, thu hẹp số lượng nghĩa, chuyển nghĩa của từ này sang nghĩa
của từ khác, thay đổi chính sắc thái của nghĩa ban đầu... (ý tại ngôn
ngoại – nghĩa nằm ở ngoài từ). Ví dụ, ở thời kỳ lịch sử nào đó trước
đây, từ “ngôn ngữ” có một nghĩa là ngôn ngữ của con người. Bây giờ,
“ngôn ngữ” có thể là của con người, loài vật, máy tính... Một ví dụ
khác, bạn thử so sánh nghĩa của từ “nhân” trong hai câu sau: “Nhân
hai số a và b với nhau, ta có...” và “Nhờ sự đoàn kết nhất trí, sức mạnh
của tập thể chúng ta được nhân lên gấp bội”. Một ví dụ khác nữa, cùng
một từ ngữ, nghĩa được diễn giải (giải mã) có khi hoàn toàn ngược
nhau. Bạn hãy chú ý từ “chó” trong hai câu sau: “Ôi con chó của mẹ
đang làm gì thế này” và “Con cái gì mà ngu như chó”...
Tóm lại, một từ có thể có nhiều nghĩa và ngược lại, nhiều từ khác nhau lại
đồng nghĩa hoặc gần nghĩa. Có nhiều loại nghĩa khác nhau: Đen, bóng, cụ
thể, trừu tượng, khái quát, hẹp, rộng, tương đối, tuyệt đối, ngầm, nổi, lặn,
riêng, chung, nghiêm túc, hài hước, lóng... Nhiều đến nỗi, người viết không
thể liệt kê ra hết được.
3. Nghĩa bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng chủ quan của người sử dụng
ngôn ngữ. Con người vốn chủ quan, đến mức, như người ta thường nói,