một cách bối rối: “Thưa ông, cháu không phải con tôi. Tôi chưa... chưa lập
gia đình”.
○ Trong giờ lịch sử, cô giáo hỏi một em học sinh: “Em hãy cho cô biết,
khi quân Minh sang xâm lược nước ta, tướng giặc Liễu Thăng bị chém ở
đâu?”. Trò: “Thưa cô, Liễu Thăng bị chém ở cổ ạ!”.
○ Cô giáo nói với học sinh A: “Em có biết quay cóp làm hỏng người đi
không?” Học sinh A: “Thưa cô em biết ạ, nếu quay cóp nhiều... hai mắt em
sẽ bị lé ạ”.
○ Trong một quán rượu ở Paris, một người trong Ủy ban chống nghiện
rượu vừa dìu một người say, vừa khuyên bảo anh ta: “Anh biết không, mỗi
năm rượu đã giết ít nhất một vạn người Pháp. Tốt nhất, đừng nên uống
nữa”. “Điều đó can hệ gì đến tôi? Tôi là người Bỉ cơ mà”.
○ Trong một cửa hàng kinh doanh vàng bạc, A bảo B: “Hè này tụi mình
đi Nha Trang chơi đi”. B hỏi: “Bao nhiêu cây?”. A: “Làm gì tới cây, độ vài
chỉ thôi”.
○ Thầy đồ đang cặm cụi viết, vợ thầy đứng sau lưng xem một hồi lâu rồi
nói: “Ông lấy giấy khổ to viết có hơn không?” Thầy đồ lấy làm đắc chí, cho
là vợ mình khen chữ mình đẹp, văn của mình ý tứ dồi dào, cần phải viết giấy
khổ to để treo ở đâu đó trong nhà cho mọi người chiêm ngưỡng, nhưng cũng
giả bộ hỏi lại: “Bà nói vậy là sao?” Vợ trả lời: “Ông chẳng tính toán gì cả,
giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng được, chứ giấy khổ nhỏ thế này bỏ đi thì
dùng làm gì?”
Sau khi biết các bẫy ngôn ngữ, chúng ta cần tránh sử dụng ngôn ngữ một
cách tự nhiên, để ngôn ngữ điều khiển mình mà không biết. Chúng ta cần
chú ý luyện tập tư duy và sử dụng tư duy để điều khiển ngôn ngữ. Ngược
lại, ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta suy nghĩ tốt hơn. Do vậy, số lượng các vấn đề
không đáng nảy sinh trong cuộc đời chúng ta sẽ giảm đi một cách đáng kể.
Chúng ta hãy nhớ đến lời nhắc nhở của M. Cervantes: “Nói mà không nghĩ
cũng giống như bắn mà không ngắm”, của Libknecht: “Sự rành mạch của
ngôn ngữ là kết quả của tư duy rõ ràng” và của L. Feyvanghe: “Con người