có thể dùng phối hợp với, hoặc dùng riêng rẽ, nếu như các phương pháp xử
lý thông tin theo chuyên ngành của bạn không giúp ích.
Trừu tượng hóa:
Bất kỳ đối tượng nào cũng có nhiều tính chất và các mối liên kết giữa
những tính chất ấy. Mặt khác, các đối tượng khác nhau có thể có những tính
chất, các mối liên kết giống nhau. Trừu tượng hóa là quá trình từ (những)
đối tượng cụ thể tách ra một tính chất, một mối liên kết nào đó để xem xét
và không để ý đến những tính chất, những mối liên kết khác. Tính chất, mối
liên kết trừu tượng dùng để tư duy có thể gắn liền với những loại đối tượng
đã biết như “kim loại”, “nguyên tử”, “số tự nhiên”...; có thể bị tách ra khỏi
những đối tượng mà nó thuộc về như “vẻ đẹp”, “đạo đức”, “giá thành”,
“tính ích lợi”...
Quá trình trừu tượng hóa là điều kiện cần thiết tạo ra các khái niệm khác
nhau, nhờ vậy, người suy nghĩ có thể tìm hiểu sâu hơn bản chất của đối
tượng.
So sánh:
So sánh là quá trình phát hiện những dấu hiệu (hiểu theo nghĩa rộng)
giống hoặc/và khác nhau giữa các đối tượng được phản ánh trong các thông
tin của bài toán, dựa trên các cách xem xét nhất định. Điều này có nghĩa, để
so sánh đầy đủ nhất có thể có, người giải bài toán phải áp dụng nhiều cách
xem xét. Ví dụ, so sánh hai người với nhau, có thể xem xét về hình thức, gia
cảnh, trình độ văn hóa, sức khỏe... Tuy nhiên, người giải bài toán cần lựa
chọn cách xem xét phù hợp để sau khi so sánh, đánh giá được mức độ quan
trọng, mức độ ưu tiên khác nhau của các thông tin. Từ đó, người giải bài
toán có thể quyết định sử dụng các thông tin theo cách thích hợp nhất nhằm
đạt mục đích đề ra trong lời phát biểu bài toán.
So sánh tạo tiền đề quan trọng đối với các phương pháp khác như phân
loại, tương tự, khái quát.
Phân loại: