Poisson, A. Volta, A. Ampère, H. Oersted... Năm 1821, M. Faraday
(1791 – 1867) mới bắt đầu đi vào nghiên cứu lĩnh vực điện, từ và 10
năm sau, ông phát minh ra hiện tượng cảm ứng điện–từ.
Cho đến thời kỳ này, nguyên tắc tác động xa (actio in distans) vẫn đóng
vai trò chủ đạo trong việc giải thích sự hút và đẩy nhau của các điện tích,
cũng như của các cực từ. Theo nguyên tắc này, tác động của lực hấp dẫn và
lực điện, từ lan truyền tức thì, qua khoảng cách rất xa.
Mặc cho các lý thuyết lúc đó đều được xây dựng dựa trên nguyên tắc tác
động xa, riêng M. Faraday phủ nhận nguyên tắc này, đưa ra và sử dụng
nguyên tắc tác động gần. Theo Faraday, tác động điện truyền trong môi
trường từ điểm này đến điểm khác tuy nhanh, nhưng không phải tức thì.
Không gian tham gia vào quá trình truyền tác động điện này là thực thể vật
lý và được Faraday gọi là điện trường. Khái niệm trường trở thành khái
niệm mang tính cách mạng trong vật lý.
Sớm hơn tất cả những người khác, J. Maxwell (1831 – 1879) tiếp nhận,
phát triển và thể hiện các ý tưởng định tính của M. Faraday thành hệ các
phương trình vi phân, phản ánh khái quát các hiện tượng điện–từ, với nhiều
tiên đoán đi trước thời đại, công bố vào năm 1873. Lý thuyết trường của
Maxwell không được giới khoa học tiếp nhận và rơi vào quên lãng ngay trên
quê hương nước Anh của ông. Maxwell không sống được đến lúc lý thuyết
của mình được công nhận. Lý thuyết bị coi là giả thuyết, vì chưa có tiên
đoán nào của ông được chứng minh bằng thực nghiệm.
Thành công đầu tiên về thực nghiệm có lợi cho lý thuyết của Maxwell
được H. Hertz (1857 – 1894) thực hiện ở Đức năm 1887. Thời gian trôi đi,
những đóng góp của Maxwell được đánh giá chính xác hơn. Nhiều nhà khoa
học cho rằng công lao phát triển điện động lực học của Maxwell to lớn
tương tự như công lao của Newton đối với cơ học cổ điển.
Vào nửa cuối thế kỷ 19, khi nghiên cứu bức xạ nhiệt của vật bị đốt
nóng, sử dụng các quy luật của vật lý cổ điển, mọi cố gắng của các nhà