GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 205

có thể dẫn đến kết quả: Dùng đối tượng cho trước ra ngoài phạm vi áp dụng
của nó. Ví dụ, các trò chơi “Chim bay, cò bay”, “Một cây gậy có mấy
đầu?”
(xem mục nhỏ 6.5.1. Tính ì tâm lý: Các nhận xét chung). Ví dụ khác,
nếu bạn đem những gì đúng với ngôi sao dùng cho Hình 48, lúc này đã là
năm hình tròn đen bị khuyết: Bạn dùng những gì đúng với ngôi sao ra ngoài
phạm vi áp dụng của chúng. Hoặc, những ngày đầu của năm mới dương lịch
(chẳng hạn 2005), bạn vẫn viết năm cũ (2004). Hoặc, “nhập gia” nhưng các
hành động của bạn vẫn không “tùy tục”, do vậy, lúc đó, các hành động của
bạn bị coi là nằm ngoài phạm vi áp dụng của chúng, khi hoàn cảnh, điều
kiện đã thay đổi, không còn như cũ.

Các thông tin lưu giữ trong trí nhớ con người còn có khả năng liên kết với

nhau, là cơ sở của quá trình liên tưởng (xem mục nhỏ 6.4.6. Liên tưởng).
Liên tưởng còn tham gia vào quá trình hiểu, xử lý thông tin và phát các ý
tưởng mới.

Người nào cũng có khả năng liên tưởng. Nhờ liên tưởng, người suy nghĩ

dễ dàng chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác; liên kết các đối tượng
khác nhau lại với nhau; mở rộng ứng dụng của lời giải cho trước; chuyển
giao ý tưởng từ đối tượng, lĩnh vực này sang đối tượng, lĩnh vực khác... Đây
là những công việc rất cần thiết trong tư duy sáng tạo.

Tuy vậy, nếu quá trình liên tưởng xảy ra một cách tự nhiên, không điều

khiển, có thể xảy ra những trường hợp, ở đó, người suy nghĩ không biết
rằng, mình đã liên tưởng vượt ra ngoài phạm vi áp dụng của đối tượng cho
trước (xem Hình 67). Trường hợp này càng dễ dàng xảy ra khi trước đó, quá
trình liên tưởng đã đem lại nhiều thành công cho người suy nghĩ, tạo dấu vết
vật chất đậm trong trí nhớ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.